Chứng khoán ngày càng phổ biến trong đời sống ngày nay và trở thành một loại hình đầu tư phổ biến. Tương tự, nếu như hành nghề chứng khoán cũng cần phải có chứng chỉ. Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về một khía cạnh của chứng khoán qua vấn đề “Thu hồi chứng chỉ hành nghề chứng khoán’ qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Chứng chỉ hành nghề chứng khoán
Hiểu một cách đơn giản thì chứng chỉ hành nghề chứng khoán là một loại văn bản chuyên môn, đảm bảo cho chủ sở hữu đáp ứng được các tiêu chuẩn hành nghề chứng khoán. Có trong tay loại chứng chỉ này, cá nhân được hợp pháp hoá trong việc tự do hành nghề hay công tác tại các đơn vị/ doanh nghiệp đầu tư, tài chính, các công ty chứng khoán, đầu tư, quản lý quỹ,… Tương ứng với các bài thi theo từng chuyên môn, có 7 loại chứng chỉ chuyên môn hành nghề chứng khoán bao gồm: Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Pháp luật về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Phân tích và Đầu tư chứng khoán, Môi giới chứng khoán và Tư vấn đầu tư chứng khoán, Tư vấn tài chính và Bảo lãnh phát hành chứng khoán, Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, Quản lý quỹ và tài sản.
Theo Nghị quyết số 15/2008/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 27/03/2008. Có 3 loại chứng chỉ chứng khoán được Nhà nước quy định như sau: Chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán (được cấp với những học viên đủ yêu cầu và sở hữu các chứng chỉ chuyên môn số 1, 2, 3, 4 ), Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính (được cấp với những học viên đủ yêu cầu và sở hữu các chứng chỉ chuyên môn số 1, 2 , 3, 4, 5, 6), Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ (được cấp với những học viên đủ yêu cầu và , sở hữu 7 loại chứng chỉ chuyên môn từ số 1 tới số 7)
Các trường hợp miễn chứng chỉ hành nghề chứng khoán
Ngoài trường hợp sở hữu đầy đủ các chứng chỉ chuyên môn trên, trong một số trường hợp ngoại lệ, cá nhân cũng có thể được hành nghề chứng khoán nếu ở hữu chứng chỉ Quốc tế CIIA, chứng chỉ CFA bậc II, chứng chỉ quốc tế ACCA, chứng chỉ CPA,… hoặc các chứng chỉ hành nghề có giá trị tương đương, hợp pháp tại nước ngoài mà không cần thi toàn bộ các chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong nước. Chứng chỉ hành nghề chứng khoán có “hạn sử dụng” trong vòng 3 năm. Sau thời hạn này, cá nhân muốn tiếp tục sử dụng chứng chỉ vào mục đích hành nghề cần học và thi lại theo chương trình đào tạo của chứng chỉ đó.
Điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán với cá nhân
Bên cạnh các loại chứng chỉ chuyên môn hành nghề được cấp, theo Quyết định số 15/2008/QĐ-BTC Khoản 1, điều 4, cá nhân hành nghề chứng khoán cần đảm bảo những yêu cầu sau: Có trình độ cử nhân trở lên. Đảm bảo các yêu cầu của hội đồng tổ chức thi chứng chỉ hành nghề chứng khoán, vị trí đảm nhiệm phải phù hợp theo chuyên môn chứng chỉ được cấp. Đảm bảo đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, không nằm trong các đối tượng bị cấm hành nghề kinh doanh hay đang phải chấp hành hình phạt từ. Chưa có tiền án tiền sự về việc bị cơ quan chứng khoán nhà nước xử phạt hoặc trong trường hợp bị xử phạt và đã chấp hành xong quyết định xử phạt sau 1 năm. Đảm bảo hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo quy định, cá nhân cần nộp 1 bộ hồ sơ qua uỷ ban chứng khoán nhà Nước và chờ 10-12 ngày kể từ ngày đơn vị tiếp nhận để được giải quyết. Lệ phí để được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán hiện rơi vào khoảng 1 triệu đồng.
Thu hồi chứng chỉ hành nghề chứng khoán
Căn cứ Khoản 3 Điều 97 Luật Chứng khoán 2019 quy định cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán bị thu hồi chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong các trường hợp sau đây:
– Không còn đáp ứng điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán quy định tại khoản 2 Điều này;
– Vi phạm quy định tại Điều 12, khoản 2 Điều 98 của Luật này;
– Không hành nghề chứng khoán trong 03 năm liên tục.
Trên đây là tổng hợp các trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề chứng khoán của cá nhân theo quy định hiện hành.
Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán bị thu hồi chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong các trường hợp sau đây:
- a) Không còn đáp ứng điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán quy định tại khoản 2 Điều này;
- b) Vi phạm quy định tại Điều 12, khoản 2 Điều 98 của Luật này;
- c) Không hành nghề chứng khoán trong 03 năm liên tục.
Lưu ý:
– Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này không được cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán.
– Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề chứng khoán và việc quản lý, giám sát người hành nghề chứng khoán.
Theo Nghị quyết số 15/2008/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 27/03/2008. Có 3 loại chứng chỉ chứng khoán được Nhà nước quy định như sau: Chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán (được cấp với những học viên đủ yêu cầu và sở hữu các chứng chỉ chuyên môn số 1, 2, 3, 4 ) Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính (được cấp với những học viên đủ yêu cầu và sở hữu các chứng chỉ chuyên môn số 1, 2 , 3, 4, 5, 6) Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ (được cấp với những học viên đủ yêu cầu và , sở hữu 7 loại chứng chỉ chuyên môn từ số 1 tới số 7)
Cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán
Trường hợp cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán
Theo Khoản 1 Điều 214 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định trường hợp được cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán gồm:
“Điều 214. Cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán
1. Trường hợp được cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán.
a) Chứng chỉ hành nghề chứng khoán bị thu hồi theo quy định tại điểm a, c khoản 3 Điều 97 Luật Chứng khoán hoặc bị hỏng, bị mất;
b) Thông tin xác nhận nhân thân của người hành nghề ghi trong chứng chỉ hành nghề chứng khoán thay đổi (số giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc số hộ chiếu, quốc tịch, họ tên, ngày tháng năm sinh).”
Lưu ý, chứng chỉ hành nghề chứng khoán bị thu hồi trong trường hợp 1 và trường hợp 3 nêu trên trên hoặc bị mất, hỏng sẽ được cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán. Riêng trường hợp 2 nêu trên sẽ không được cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán.
Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán
Trường hợp 1: Đối với trường hợp chứng chỉ hành nghề chứng khoán đã bị thu hồi theo quy định tại điểm a, c khoản 3 Điều 97 Luật Chứng khoán (trường hợp 1 với trường hợp 3 nêu trên), hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán bao gồm các tài liệu sau đây:
– Giấy đề nghị theo Mẫu số 85 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP;
– Bản thông tin cá nhân của người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo Mẫu số 67 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP trong vòng 06 tháng tính đến ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ;
– Phiếu lý lịch tư pháp được Cơ quan có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ;
– Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sỹ, tiến sỹ;
– Chứng chỉ hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài hoặc tài liệu tương đương chứng minh cá nhân đó đang được phép hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài; các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán hoặc các chứng chỉ tương đương;
– Hai (02) ảnh 4cm x 6cm chụp trong vòng 06 tháng tính đến ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ;
– Đối với trường hợp đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ, hồ sơ kèm theo văn bản xác nhận số năm làm việc, vị trí công tác của người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán do các tổ chức nơi người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán đã từng làm việc hoặc đang làm việc cung cấp.
Trường hợp 2: Đối với trường hợp chứng chỉ hành nghề chứng khoán bị mất, hỏng hoặc thay đổi thông tin xác nhận nhân thân trong chứng chỉ hành nghề chứng khoán, hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán bao gồm: Giấy đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo Mẫu số 85 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP; Giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng; 02 ảnh 4cm x 6cm chụp trong vòng 06 tháng tính đến ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ; Chứng chỉ hành nghề chứng khoán đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp, trừ trường hợp đề nghị cấp lại do bị mất chứng chỉ.
Trình tự, thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán và thông báo nộp lệ phí cho người đề nghị; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thu nhập từ chứng khoán có phải đồng thuế không?
- Doanh nghiệp Nhà nước có được phát hành chứng khoán?
- Công ty cổ phần có được phát hành chứng khoán không?
- Loại hình doanh nghiệp nào được phát hành chứng khoán?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Thu hồi chứng chỉ hành nghề chứng khoán”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về muốn đổi tên trong giấy khai sinh, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, đơn xác nhận độc thân mới nhất, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Chứng khoán là một bằng chứng xác nhận sự sở hữu hợp pháp của người sở hữu đó với tài sản hoặc phần vốn của công ty hay tổ chức đã phát hành.
Cụ thể, một cổ phần đại diện cho quyền sở hữu hợp pháp của một doanh nghiệp. Các tập đoàn sẽ phát hành cổ phiếu (cổ phiếu thông thường và cổ phiếu ưu đãi). Cổ phiếu khi được hoán đổi cho nhau thì sẽ được gọi là “chứng khoán”. Như vậy, đầu tư vào thị trường chứng khoán nghĩa là bạn đang mua quyền sở hữu một hay nhiều doanh nghiệp.
Thời hạn của chứng chỉ hành nghề chứng khoán được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 197/2015/TT-BTC quy định về hành nghề chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Theo đó:
Chứng chỉ hành nghề chứng khoán được cấp không thời hạn, trừ trường hợp bị thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
Người hành nghề chứng khoán là người được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán và làm việc tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam và chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam), công ty đầu tư chứng khoán.