Quy định về cam kết tín dụng trong đấu thầu

bởi VanAnh
Quy định về cam kết tín dụng trong đấu thầu

Cam kết tín dụng là văn bản thoả thuận để doanh nghiệp thu xếp nguồn vốn thực hiện đấu thầu, đầu tư dự án. Thiết lập mối quan hệ ngân hàng – doanh nghiệp thông qua việc cấp tín dụng và cho vay thực thi bảo lãnh dự án. Cam kết tín dụng thường thể hiện trong việc triển khai, thực hiện các gói thầu của bên mua là doanh nghiệp, xin giấy phép góp vốn đầu tư dự án, đấu thầu, triển khai dự án, triển khai hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư trong nước và đa quốc gia. Cam kết tín dụng là một văn bản có điều kiện. Mọi công ty tham gia đấu thầu dự án đều phải chứng minh khả năng tài chính. Vậy Quy định về cam kết tín dụng trong đấu thầu như thế nào? Cùng LSX tìm hiểu nhé.

Quy định về cam kết tín dụng trong đấu thầu

Để tham gia đấu thầu, đầu tư dự án doanh nghiệp bắt buộc phải chứng minh năng lực tài chính. Năng lực tài chính của doanh nghiệp gồm 2 phần: Chứng minh nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng. Nguồn vốn vay này chính là cam kết tín dụng đấu thầu đầu tư dự án. Cam kết tín dụng đầu tư dự án phát hành cho nhà đầu tư nhằm để cam kết thu xếp nguồn vốn cho doanh nghiệp thực hiện dự án.

Số tiền cam kết tín dụng tùy thuộc nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Nhưng không không vượt quả 85% tổng mức đầu tư dự án. Để hồ sơ dự thầu “đạt điểm” số tiền cam kết chỉ nên bằng 75% giá trị tổng mức đầu tư.

Đánh giá hồ sơ dự thầu

1. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, bao gồm:

a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;

b) Kiểm tra các thành phần của hồ sơ dự thầu, bao gồm: Đơn dự thầu, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ; tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm; đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài chính và các thành phần khác thuộc hồ sơ dự thầu;

c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu.

2. Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu:

Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:

a) Có bản gốc hồ sơ dự thầu;

b) Có đơn dự thầu được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; thời gian thực hiện gói thầu nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong biểu giá tổng hợp, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh;

c) Hiệu lực của hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;

d) Có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên với giá trị và thời hạn hiệu lực, đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

đ) Không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);

e) Có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có);

g) Nhà thầu không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

h) Nhà thầu bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu.

Nhà thầu có hồ sơ dự thầu hợp lệ được xem xét, đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.

3. Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:

a) Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;

b) Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật.

4. Đánh giá về kỹ thuật và giá:

a) Việc đánh giá về kỹ thuật thực hiện theo tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;

b) Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được xem xét xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất), giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá).

5. Sau khi lựa chọn được danh sách xếp hạng nhà thầu, tổ chuyên gia lập báo cáo gửi bên mời thầu để xem xét. Trong báo cáo phải nêu rõ các nội dung sau đây:

a) Danh sách nhà thầu được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng nhà thầu;

b) Danh sách nhà thầu không đáp ứng yêu cầu và bị loại; lý do loại bỏ nhà thầu;

c) Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý;

d) Những nội dung của hồ sơ mời thầu chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến có cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình thực hiện hoặc có thể dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu; đề xuất biện pháp xử lý.

Quy định về cam kết tín dụng trong đấu thầu
Quy định về cam kết tín dụng trong đấu thầu

Thủ tục làm cam kết tín dụng trong đấu thầu

Bước 1: Mở tài khoản doanh nghiệp

  • Đơn đăng ký (theo mẫu ngân hàng).
  • Giấy phép Đăng ký kinh doanh – Quyết định thành lập doanh nghiệp
  • Thông báo/Đăng ký mẫu dấu
  • Thông tin về người đại diện pháp luật
  • Giấy quyết định kế toán trưởng hoặc mẫu đăng ký không có kế toán trưởng

Bước 2: Đề nghị cấp cam kết tín dụng ngân hàng

  • Giấy đề nghị cam kết tín dụng
  • Biên bản họp hội đồng thành viên, quyết định của hội đồng thành viên
  • Hồ sơ dự án có đóng dấu treo (thư mời thầu, hồ sơ mời thầu…).

Cần kiểm tra, đối chiếu thư hứa từ ngân hàng với yêu cầu về tín dụng trong hồ sơ mời thầu. Nếu có sai sót thì cần đề nghị phía ngân hàng phát hành lại.

Tìm hiểu kỹ thời điểm đóng thầu, hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hiệu lực của bảo lãnh dự thầu. Từ đó đề nghị ngân hàng phát hành thư cấp tín dụng trong khoảng thời gian đó hoặc cộng thêm một số ngày để đảm bảo an toàn.

Trường hợp bên mời thầu/chủ đầu tư tăng thời điểm đóng thầu thì cần gia hạn hiệu lực của thư cấp tín dụng tương ứng.

Nên sử dụng các mẫu thư bảo lãnh đã được chuẩn hóa trong các mẫu hồ sơ mời thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát hành.

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của LSX về vấn đề “Quy định về cam kết tín dụng trong đấu thầu” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như tư vấn pháp lý về thủ tục Đăng ký bảo hộ logo bắc giang… có thể tham khảo và liên hệ Luật sư X thông qua số hotline: 0833.102.102. để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng

Câu hỏi thường gặp

Loại nhà thầu vì cam kết tín dụng có điều kiện của ngân hàng được không?

Không được. Vì phải phụ thuộc vào sự ràng buộc giữa 2 bên, hầu hết các ngân hàng hiện nay lựa chọn cung cấp cam kết tín dụng có điều kiện. Do vậy, nếu cam kết tín dụng có điều kiện và đáp ứng đầy đủ các quy định về số vốn cam kết theo hồ sơ mời thầu thì được đánh giá là đạt.

Vì sao phải làm cam kết cấp tín dụng?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giấy cam kết tín dụng đấu thầu giả. Một số doanh nghiệp vì ham rẻ đã mua giấy cam kết dẫn đến hậu quả hồ sợ dự thầu bị loại và còn bị cấm đấu thầu trong thời gín dài hạn. Để tránh rơi vào trường hợp như trên, doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình nơi mà dịch vụ chứng minh tài chính uy tín, đảm bảo.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm