Ngày nay, với sự phát triển của kinh tế – xã hội, các loại hình du lịch mới không ngừng gia tăng điều này trở nên rất phổ biến. Ngành du lịch đã đag phát triển mạnh hơn cùng với đó cũng đã góp phần khai thác hiệu quả số căn hộ dư thừa trong nhân dân, nhằm cung cấp thêm nguồn phòng cho khách du lịch và tạo ra thêm công ăn việc làm cho nhiều người lao động từ đó đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách du lịch khi tới nhiều địa điểm du lịch khác nhau tại Việt Nam. Khi các công dân đến một địa điểm mới không thuộc nơi đăng ký thường trú của công dân thì cần thông báo lưu trú cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, vì những mục đích khác như thăm gặp người thân hay thực hiện công việc ở một địa điểm khác thì công dân cũng phải thông báo lưu trú. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Đăng ký lưu trú” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm về lưu trú
Theo Khoản 6 Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định về lưu trú có nội dung như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
6. Lưu trú là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày.”
Thời gian thông báo lưu trú
Theo quy định trên việc thông báo lưu trú được thực hiện khi công dân ở lại một địa điểm xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú và không thuộc trường hợp đăng ký tạm trú trong một khoảng thời gian nhất định.
Khi cá nhân di chuyển đến một địa điểm khác để thực hiện mục đích nhất định của mình, như thăm gặp người thân, thực hiện công việc, đi du lịch,… trong một thời gian, kế hoạch xác định rõ ngày đến, ngày đi thì cần thực hiện việc thông báo lưu trú theo quy định.
“Điều 30. Thông báo lưu trú
1. Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú; trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú.
2. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp, bằng điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
3. Nội dung thông báo về lưu trú bao gồm họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người lưu trú; lý do lưu trú; thời gian lưu trú; địa chỉ lưu trú.
4. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú; trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.
5. Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú.”
Theo quy định trên thì những người có trách nhiệm phải thông báo lưu trú bao gồm:
- Trách nhiệm khai báo lưu trú thuộc về đại diện gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở khám chữa bệnh, nhà nghỉ, khách sạn,… có người đến lưu trú phải thông báo lưu trú với cơ quan có thẩm quyền.
- Với trường hợp chủ của nhà ở gia đình, nhà ở tập thể không có mặt tại địa phương thì người đến lưu trú sẽ thực hiện việc khai báo lưu trú đến cơ quan Công an ở địa phương.
- Người đến lưu trú trên 14 tuổi phải xuất trình giấy tờ để chứng minh nhân thân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu,… giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyên cấp.
- Đối với người dưới 14 tuổi sẽ phải cung cấp các thông tin về nhân thân của người đó và không phải thực hiện xuất trình những giấy tờ nêu trên.
- Thông báo lưu trú đến Công an địa phương phải được thực hiện trước 23h, với trường hợp người đến lưu trú sau 23h phải thực hiện thông báo lưu trú vào ngày hôm sau.
- Trường hợp người thân trong gia đình đến lưu trú nhiều lần như ông, bà, bố, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột sẽ chỉ cần thông báo lưu trú đến Công an địa phương một lần.
- Người thông báo lưu trú có thể được thực hiện thông qua hai hình thức là trực tiếp đến cơ quan Công an địa phương hoặc thông báo qua internet, qua máy tính.
Như vậy, những chủ thể trên có trách nhiệm thực hiện việc thông báo lưu trú nhằm thực hiện tốt công tác quản lý dân cư tại địa phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thủ tục lưu trú và tiếp nhận lưu trú
người đến lưu trú có trách nhiệm xuất trình với người có trách nhiệm thông báo lưu trú một trong các loại giấy tờ sau:
- Chứng minh nhân dân;
- Hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng;
- Giấy tờ tùy thân khác có dán ảnh có giá trị thay thế;
- Giấy tờ do cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp;
- Đối với người dưới 14 tuổi đến lưu trú thì không phải xuất trình các giấy tờ nêu trên nhưng phải cung cấp thông tin về nhân thân của người dưới 14 tuổi;
Nơi tiếp nhận thông báo lưu trú là trụ sở Công an xã, phường, thị trấn hoặc địa điểm khác tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương.
Người có trách nhiệm thông báo lưu trú có thể thực hiện việc thông báo lưu trú trực tiếp tại hoặc bằng điện thoại hoặc qua mạng internet, mạng máy tính với Công an xã, phường, thị trấn. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thông báo địa điểm, địa chỉ mạng internet, địa chỉ mạng máy tính, số điện thoại nơi tiếp nhận thông báo lưu trú và hướng dẫn cách thông báo lưu trú.
Căn cứ quy định tại Luật Cư trú 2020 việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ hàng ngày. Cán bộ tiếp nhận thông báo lưu trú tại các địa điểm ngoài trụ sở Công an xã, phường, thị trấn phải thông tin, báo cáo số liệu kịp thời về Công an xã, phường, thị trấn; những trường hợp đến lưu trú sau 23 giờ thì báo cáo về Công an xã, phường, thị trấn vào sáng ngày hôm sau.
Thời gian lưu trú tùy thuộc nhu cầu của công dân. Trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần. Người tiếp nhận thông báo lưu trú phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú và không cấp giấy tờ chứng nhận lưu trú cho công dân.
Một số điểm lưu ý về thông báo lưu trú
– Trách nhiệm thông báo lưu trú không phải của người đến lưu trú, mà là của gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở lưu trú khác khi có người đến lưu trú.
– Để tạo thuận lợi và giảm bớt phiền hà cho công dân, ngoài những người là cha, me, vợ, chồng, con thì khoản 3 Điều 31 Luật Cư trú còn bổ sung các đối tượng ông, bà, cháu và anh, chị, em ruột nếu đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.
– Về phương pháp thông báo lưu trú: người đến lưu trú hoặc gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ… có thể gọi điện thoại đến các cơ sở tiếp nhận thông báo lưu trú hoặc trực tiếp đến các địa điểm này để thông báo lưu trú.
Mức phạt không thực hiện thông báo lưu trú theo quy định
Căn cứ theo Điểm b Khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 9. Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;”
Trường hợp kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú bị phạt như sau:
– Từ 01 đến 03 ngườ: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (điểm đ khoản 2 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP );
– Từ 04 đến 08 người: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng (điểm b khoản 3 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP );
– Từ 09 người lưu trú trở lên: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (điểm d khoản 4 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP );
Ngoài ra, trường hợp cản trở, không chấp hành việc kiểm tra thường trú, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cũng sẽ bị xử phạt 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt nêu trên áp dụng đối với cá nhân, mức phạt với tổ chức gấp 2 lần mức phạt đối với cá nhân.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch có thời hạn được quy định như thế nào?
- Tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch mới năm 2022
- Nghị định 30/2021 văn thư lưu trữ có quy định gì mới?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Đăng ký lưu trú” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Ly hôn nhanh Bắc Giang… vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thông báo lưu trú là việc thông báo đến cơ quan có thẩm quyền khi có người ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày để cơ quan Nhà nước có thể kịp thời theo dõi và quản lý. Nội dung thông báo về lưu trú bao gồm họ và tên, số định danh cá nhân (số CCCD) hoặc số CMND, số hộ chiếu của người lưu trú; lý do lưu trú; thời gian; địa chỉ lưu trú.
Khoản 1 Điều 30 Luật Cư trú 2020 cũng quy định khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú. Trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú. Điều đó có nghĩa là: Trách nhiệm thông báo lưu trú là của gia đình, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở lưu trú khi có người đến lưu trú. Tuy nhiên nếu người đến lưu trú tại nhà mà gia đình không có người thì người đó phải tự mình thông báo lưu trú cho công an.
Căn cứ các quy định nêu trên, khi công dân đến cư trú tại một địa điểm khác nơi thường trú hoặc tạm trú của mình như đến ở chơi nhà người thân, bạn bè… trong thời gian dưới 30 ngày thì phải thực hiện thông báo lưu trú theo quy định.
Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú; trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú.
Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú; trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.