Quy định về đất rừng phòng hộ năm 2023

bởi Sao Mai
Quy định về đất rừng phòng hộ năm 2023

Quy định về đất rừng phòng hộ được thiết lập với mục đích bảo vệ và tăng cường giá trị của các khu rừng phòng hộ, giúp người dân địa phương có được nguồn sống bền vững từ nông nghiệp, nuôi trồng và lâm nghiệp. Theo đó, quy định về đất rừng phòng hộ nghiêm ngặt, cấm hoàn toàn các hoạt động khai thác, chặt phá, khai thác mỏ, xây dựng hay bất kỳ hoạt động gây ảnh hưởng đến đất rừng phòng hộ. Các hành vi này sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Quy định về đất rừng phòng hộ đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ và bảo tồn tài nguyên rừng, giảm thiểu sự khai thác trái phép, giảm thiểu tác động đến môi trường và duy trì sự sống của các loài động vật và thực vật nơi rừng phòng hộ.

Sau đây, Luật sư X mời Quý độc giả cùng tham khảo bài viết về “Quy định về đất rừng phòng hộ năm 2023” sau đây để hiểu thêm về loại đất này nhé!

Căn cứ pháp lý:

Vai trò của rừng phòng hộ

Dựa trên cách thức phân loại rừng phòng hộ, ta có thể thấy được rừng phòng hộ có một số chức năng quan trọng sau:

– Rừng phòng hộ đầu nguồn có vai trò điều tiết nguồn nước và dòng chảy nguồn nước. Khi xảy ra mưa lớn do ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới thì rừng phòng hộ đầu nguồn sẽ giúp việc giảm thiểu nguy cơ lũ lụt (đặc biệt là lũ ống, lũ quét) và nguy cơ xói mòn đất (bảo vệ sự màu mỡ của đất), đồng thời sẽ giữ lại nguồn nước, điều hòa dòng chảy cho các sông hồ, đập thủy điện ở những vùng có độ dốc cao.

– Rừng phòng hộ ven biển thường có chức năng chính là chắn gió, chắn cát bay, ngăn chặn sự xâm ngập mặn của nước biển. Chúng ta có thể thấy rõ chức năng này qua các khu vừng phòng hộ nổi tiếng tại Việt Nam.

Ví dụ: Khu rừng ngập mặn ven biển tại huyện giao thủy, tỉnh Nam định – Chức năng chủ yếu là phòng chống bão (chắn gió bão);

– Khu rừng trồng tại tỉnh Bình thuận (chức năng chủ yếu là chống cát bay);

– Rừng phòng hộ tại Cà mau (đồng bằng sông cửu long nói chung) là dùng để chống sự xâm nhập mặn của nước biển.

Các loại rừng phòng hộ khác nói chung đều có một chức năng nổi bật là bảo vệ môi trường sinh thái, điều hòa không khí, tạo cảnh quan và phát triển du lịch.

Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ sang mục đích khác để thực hiện dự án đầu tư từ ngày 20/05/2023 là gì?

Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác để thực hiện dự án đầu tư được bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP.

Cụ thể như sau:

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai

  1. Bổ sung Điều 68a như sau:
    “Điều 68a. Điều kiện, tiêu chí cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác để thực hiện dự án đầu tư
  2. Có dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư.
  3. Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, dự án đầu tư có trong danh mục kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật.
  4. Có phương án trồng rừng thay thế hoặc văn bản hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác; có phương án sử dụng tầng đất mặt và văn bản hoàn thành trách nhiệm nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định của pháp luật về trồng trọt đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa sang mục đích khác.
  5. Có đánh giá sơ bộ tác động môi trường, đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có).
  6. Cơ quan, người có thẩm quyền thẩm định, chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất trồng lúa sang mục đích khác chỉ chịu trách nhiệm về những nội dung tại khoản 2 và khoản 3 Điều này; không chịu trách nhiệm về những nội dung khác đã được cơ quan, người có thẩm quyền thẩm định, chấp thuận, quyết định, phê duyệt hoặc giải quyết trước đó.”
    Như vậy, đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng khi chuyển mục đích sử dụng đất sang mục đích khác để thực hiện dự án đầu tư phải đáp ứng 05 điều kiện, tiêu chí nêu trên.
Quy định về đất rừng phòng hộ năm 2023
Quy định về đất rừng phòng hộ năm 2023

Xử phạt vi phạm đối với hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ 2023

Sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm c và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể mức phạt như sau:

Mức phạt chính (phạt tiền)
(1) Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta trở lên.

(2) Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta;

g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta trở lên.

  • Trường hợp chuyển đất rừng đặc dụng là rừng tự nhiên, đất rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên sang mục đích khác thì hình thức và mức xử phạt được thực hiện bằng 02 lần mức phạt tương ứng với từng trường hợp chuyển mục đích quy định các khoản (1) và (2).

Biện pháp khắc phục hậu quả

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp áp dụng biện pháp buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
    Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp vi phạm.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Quy định về đất rừng phòng hộ năm 2023” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Tranh chấp đất đai cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất?

Căn cứ quy định tại Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
Trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.
Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Như vậy, theo khoản 2 Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP nêu trên thì cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là Uỷ ban nhân dân thuộc cấp có thẩm quyền.

Lấn chiếm đất rừng phòng hộ bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về lấn, chiếm đất như sau:
Lấn, chiếm đất

Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
Như vậy, tùy thuộc vào diện tích đất rừng phòng bị lấn chiếm mà cá nhân có hành vi lấn chiếm đất rừng phòng hộ có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng theo quy định của pháp luật.

Rừng phòng hộ được xác định dựa trên các tiêu chí nào?

Tại Điều 7 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về tiêu chí rừng phòng hộ như sau:
Rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng thuộc lưu vực của sông, hồ, đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Về địa hình: có địa hình đồi, núi và độ dốc từ 15 độ trở lên;
b) Về lượng mưa: có lượng mưa bình quân hằng năm từ 2.000 mm trở lên hoặc từ 1.000 mm trở lên nhưng tập trung trong 2 – 3 tháng;
c) Về thành phần cơ giới và độ dày tầng đất: loại đất cát hoặc cát pha trung bình hay mỏng, có độ dày tầng đất dưới 70 cm; nếu là đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất dưới 30 cm.
Rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư
Khu rừng trực tiếp cung cấp nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất của cộng đồng dân cư tại chỗ; gắn với phong tục, tập quán và truyền thống tốt đẹp của cộng đồng, được cộng đồng bảo vệ và sử dụng.
Rừng phòng hộ biên giới
Khu rừng phòng hộ nằm trong khu vực vành đai biên giới, gắn với các điểm trọng yếu về quốc phòng, an ninh, được thành lập theo đề nghị của cơ quan quản lý biên giới.
Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay giáp bờ biển: đối với vùng bờ biển bị xói lở, chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 300 m tính từ đường mực nước ứng với thủy triều cao nhất hằng năm vào trong đất liền; đối với vùng bờ biển không bị xói lở, chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 200 m tính từ đường mực nước ứng với thủy triều cao nhất hằng năm vào trong đất liền;
b) Đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay phía sau đai rừng quy định tại điểm a khoản này: chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 40 m trong trường hợp vùng cát có diện tích từ 100 ha trở lên hoặc vùng cát di động hoặc vùng cát có độ dốc từ 25 độ trở lên. Chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 30 m trong trường hợp vùng cát có diện tích dưới 100 ha hoặc vùng cát ổn định hoặc vùng cát có độ dốc dưới 25 độ.
Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Đối với vùng bờ biển bồi tụ hoặc ổn định, chiều rộng của đai rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 300 m đến 1.000 m tùy theo từng vùng sinh thái;
b) Đối với vùng bờ biển bị xói lở, chiều rộng tối thiểu của đai rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển là 150 m;
c) Đối với vùng cửa sông, chiều rộng của đai rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển tối thiểu là 20 m tính từ chân đê và có ít nhất từ 3 hàng cây trở lên;
d) Đối với vùng đầm phá ven biển, chiều rộng tối thiểu của đai rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển ở nơi có đê là 100 m, nơi không có đê là 250 m.

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm