Theo quy định 2023, nhà ở xã hội có được thế chấp không?

bởi Sao Mai
Theo quy định 2023, nhà ở xã hội có được thế chấp không?

Chào Luật sư, tôi có mua một căn chung cư thuộc diện nhà ở xã hội tại Quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh cách đây 4 năm. Hiện nay tôi cần xoay vốn để làm ăn nên tôi có ý định thế chấp căn nhà này tại một ngân hàng bán để lấy vốn. Luật sư cho tôi hỏi, tôi có được phép thế chấp nhà ở xã hội tại các ngân hàng trên cả nước không? Để có thể bán nhà ở xã hội thì phải đảm bảo các điều kiện nào? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp. Tôi xin cảm ơn.

Nhà ở xã hội là nhà ở thuộc quyền sở hữu và quản lý của cơ quan nhà nước (có thể là trung ương hoặc địa phương) hoặc các tổ chức phi lợi nhuận xây dựng với mục đích cung cấp nhà ở giá rẻ dành cho một số đối tượng thuộc chính sách ưu tiên trong xã hội. Sau đây mời bạn cũng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Theo quy định thì để bán nhà ở xã hội cần đáp ứng những điều kiện gì?

Điều 62 Luật Nhà ở nêu rõ, hợp đồng thuê nhà ở xã hội có thời hạn tối thiểu là 5 năm. Trong thời gian thuê nhà ở xã hội, bên thuê không được cho thuê lại, cho mượn. Nếu không còn nhu cầu thuê thì phải chấm dứt hợp đồng và trả lại nhà.

Bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 5 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua.

Trong 5 năm, kể từ ngày thanh toán hết tiền mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị quản lý không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở cùng loại.

Sau 05 năm kể từ khi đã thanh toán hết tiền mua và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nộp tiền sử dụng đất và nộp thuế thu nhập: Được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu.

Lưu ý, nếu bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội thì chỉ được bán với giá tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư mà thuê mua, mua nhà ở xã hội thì được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu sau khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng phải nộp tiền sử dụng đất và thuế thu nhập

Có được cho thuê lại nhà ở xã hội hay không?

Theo Khoản 3 Điều 19 Nghị định 10/2015/NĐ-CP có quy định:

Người thuê nhà ở xã hội không được cho thuê lại hoặc chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian thuê nhà theo hợp đồng đã ký với bên cho thuê.

Theo quy định này thì người thuê nhà ở xã hội không được phép cho thuê lại dưới mọi hình thức trong thời gian thuê nhà theo hợp đồng đã ký với bên cho thuê. Cho nên bạn không thể cho thuê lại nhà mà mình đang thuê được.

Hồ sơ chứng minh người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị đáp ứng điều kiện mua nhà ở xã hội như thế nào?

Căn cứ theo Điều 51 Luật Nhà ở 2014 thì người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị muốn mua nhà ở xã hội phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực;
  • Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này;
  • Phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
  • Hồ sơ chứng minh đáp ứng điều kiện mua nhà ở xã hội

Căn cứ pháp lý: Điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP

  • Giấy tờ chứng minh đối tượng: Giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi đang làm việc về đối tượng và thực trạng nhà ở.
  • Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú:
  • Trường hợp bạn có đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh nơi có nhà ở xã hội thì chuẩn bị: Bản sao có chứng thực hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký hộ khẩu tập thể.
  • Trường hợp bạn không có đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh nơi có nhà ở xã hội thì chuẩn bị: Bản sao có chứng thực giấy đăng ký tạm trú; hoặc Bản sao có chứng thực hợp đồng lao động và giấy xác nhận (hoặc giấy tờ chứng minh) về việc có đóng BHXH tại nơi đăng ký mua nhà ở xã hội.
  • Giấy tờ chứng minh về điều kiện thu nhập: Đối tượng mua nhà ở xã hội tự kê khai về mức thu nhập của bản thân và chịu trách nhiệm về thông tin tự kê khai. Sở Xây dựng liên hệ với Cục thuế địa phương để xác minh thuế thu nhập của các đối tượng này trong trường hợp cần thiết.
Theo quy định 2023, nhà ở xã hội có được thế chấp không?
Theo quy định thì để bán nhà ở xã hội cần đáp ứng những điều kiện gì?

Theo quy định 2023, nhà ở xã hội có được thế chấp không?

Tại Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP được bổ sung bởi Khoản 12 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP quy định về việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội như sau:

  1. Nhà ở xã hội phải được bán, cho thuê, thuê mua theo đúng đối tượng và điều kiện quy định tại Điều 49 và Điều 51 của Luật Nhà ở; mỗi hộ gia đình, cá nhân chỉ được giải quyết hỗ trợ nhà ở xã hội một lần theo quy định tại Điều 52 của Luật Nhà ở.
  2. Việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội được đầu tư bằng ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
  3. Người thuê nhà ở xã hội không được cho thuê lại hoặc chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian thuê nhà theo hợp đồng đã ký với bên cho thuê.
  4. Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua; chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Theo quy định 2023, nhà ở xã hội có được thế chấp không?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Đăng ký thế chấp tàu biển. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư được huy động từ các nguồn nào?

Tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư được huy động từ các nguồn sau đây:
Vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách trung ương; vốn trái phiếu Chính phủ (nếu có); quỹ phát triển nhà ở của địa phương (nếu có), quỹ của Bộ Quốc phòng được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật (nếu có); ngân sách địa phương hỗ trợ hàng năm theo quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, công trái nhà ở; huy động từ các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và các nguồn vốn khác vay của nước ngoài (nếu có).

Bán nhà ở xã hội có phải chịu thuế GTGT hay không?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 219/2013/TT-BTC, có quy định: Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.
Điều 4 không quy định trường hợp bán nhà ở xã hội không chịu thuế GTGT, cho nên trong trường hợp bán nhà ở xã hội phải chịu thuế GTGT.
Bên cạnh đó Khoản 16 Điều 10 Thông tư này cũng quy định bán nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở sẽ phải chịu thuế suất là 5%.

Đất được giao không thu tiền để thực hiện dự án nhà ở xã hội có được thế chấp ngân hàng?

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 173 Luật Đất đai 2013 thì:
Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất.
Như vậy, theo quy định này, trường hợp chủ đầu tư được giao đất không thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở xã hội thì không được quyền thế chấp bằng quyền sử dụng đất này. Đồng thời khi bị Nhà nước thu hồi đất thì không được bồi thường.

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm