Mua Bảo hiểm y tế tự nguyện có thể được hiểu là một hình thức người dân có thể tham gia đóng bảo hiểm y tế do nhà nước tổ chức để hưởng đấy đủ những quyền lợi về khám chữa bệnh bảo vệ sức khỏe, người dân muốn tham gia. Theo quy định Nhà nước hiện nay có thể hiểu bảo hiểm y tế tự nguyện hiện nay chỉ có thể tham gia theo hộ gia đình. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Đối tượng đóng bảo hiểm y tế tự nguyện” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm bảo hiểm y tế tự nguyện
Theo quy định của Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm 2008 quy định như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật này.”
Đối tượng đóng bảo hiểm y tế tự nguyện
06 nhóm đối tượng bắt buộc tham gia Bảo hiểm y tế bao gồm:
(1) Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
(2) Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng
– Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
– Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định của Chính phủ.
– Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
– Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.
– Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
– Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
(3) Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
– Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
– Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
– Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
– Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
– Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
– Trẻ em dưới 6 tuổi;
– Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
– Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
– Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
– Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;
– Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
– Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
– Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
(4) Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
– Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
– Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều nhưng không thuộc trường hợp được NSNN đóng BHYT theo quy định.
– Học sinh, sinh viên.
– Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
(5) Nhóm do người sử dụng lao động đóng
Nhóm do người sử dụng lao động đóng bao gồm:
– Thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội, bao gồm đối tượng theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 13 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
– Thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân bao gồm đối tượng theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 13 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
– Thân nhân của người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu, bao gồm đối tượng theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 13 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
(6) Các đối tượng khác
Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 03 tháng trở lên chưa tham gia BHXH, BHYT, trong thời gian đào tạo được cơ sở đào tạo đóng BHYT theo quy định.
Quy trình thực hiện thủ tục bảo hiểm y tế tự nguyện
Hồ sơ mua bảo hiểm y tế tự nguyện
Căn cứ vào Khoản 11, Điều 1, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế ban hành ngày 13/6/2014 thì hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế, bao gồm:
a) Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đối với người tham gia bảo hiểm y tế lần đầu;
b) Danh sách tham gia bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 12 của Luật này do người sử dụng lao động lập.
Khi làm hồ sơ mua bảo hiểm y tế tự nguyện cần xác định được mình thuộc đối tượng nào để có thể làm hồ sơ mua bảo hiểm tốt nhất.
Thủ tục mua bảo hiểm y tế tự nguyện
Những người chưa tham gia BHYT theo diện bắt buộc đều cần mua BHYT tự nguyện. Thủ tục mua bảo hiểm y tế tự nguyện hiện tại khá đơn giản và được thực hiện theo 3 bước sau:
Bước 1: Xác định trụ sở, đại lý thu BHYT tự nguyện và cơ sở nơi khám chữa bệnh ban đầu.
- Xác định trụ sở, đại lý thu BHYT tự nguyện mà bạn muốn đến đăng ký, thường là các đại lý thu ở xã phường do Uỷ ban nhân dân xã đề xuất và ký hợp đồng với cơ quan Bảo hiểm xã hội, hoặc đại lý thuộc hệ thống Bưu điện tại các điểm bưu cục, các bưu điện văn hóa xã.
- Xác định nơi thuận tiện ban đầu để bạn khám, chữa bệnh, thường là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương.
Bước 2: Đến tại đại lý thu đã xác định để làm thủ tục mua bảo hiểm y tế
Xuất trình hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú do cơ quan Công an sở tại cấp và chứng minh thư nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh. Sau đó điền đầy đủ các thông tin vào tờ khai tham gia BHYT tự nguyện theo đối tượng nhân dân (mẫu số 01/BHYTTN) theo hướng dẫn.
Hoàn thiện hồ sơ mua bảo hiểm y tế bao gồm tờ khai tham gia bảo hiểm y tế của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đối với người tham gia bảo hiểm y tế lần đầu (Hồ sơ được quy định tại Khoản 11, Điều 1, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế ban hành ngày 13/6/2014).
Bước 3: Nộp tờ khai cho đại lý hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội để kiểm tra, đối chiếu
Sau khi hoàn tất tất tờ khai và hồ sơ đăng ký mua bảo hiểm y tế tự nguyện các bạn sẽ nộp tờ khai đó cho đại lý thu để họ kiểm tra đối chiếu. Sau khi kiểm tra đối chiếu không có vấn đề gì người mua BHYT sẽ được cấp BHYT sau khoảng 10 ngày làm việc.
Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình
Theo quy định tại điểm e, khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện hộ gia đình năm 2022 được quy định như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
Do đó, mức đóng BHYT hộ gia đình 2022 cụ thể như sau:
Thành viên hộ gia đình | Số tiền đóng |
Người thứ nhất | 67.050 đồng/tháng (804.600 đồng/năm) |
Người thứ hai | 46.935 đồng/tháng (563.220 đồng/năm) |
Người thứ ba | 40.230 đồng/tháng (482.760 đồng/năm) |
Người thứ tư | 33.525 đồng/tháng (402.300 đồng/năm) |
Người thứ năm trở đi | 26.820 đồng/tháng (321.840 đồng/năm) |
Mời các bạn xem thêm bài viết
- THỦ TỤC MUA BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN
- MUA BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN Ở ĐÂU? PHÍ GIA HẠN BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN LÀ BAO NHIÊU
- ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CÓ ĐƯỢC HƯỞNG BẢO HIỂM Y TẾ KHÔNG?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đối tượng đóng bảo hiểm y tế tự nguyện” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Thừa kế đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Về việc tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình rồi tham gia BHXH, BHYT bắt buộc, theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, người tham gia BHXH tự nguyện rồi chuyển sang tham gia BHXH bắt buộc thì sẽ được hoàn trả một phần số tiền đã đóng trước đó. Số tiền được hoàn trả bằng số tiền đã đóng tương ứng và không bao gồm tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (nếu có).
Theo quy định, người lao động phải đóng BHXH, BHYT bắt buộc theo đơn vị đang công tác. Sau khi đăng ký tham gia BHYT, BHXH bắt buộc, người lao động đến đại lý thu UBND phường hoặc đại lý thu bưu điện nơi đăng ký mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình; BHXH tự nguyện để được hoàn trả lại tiền đóng trùng (nếu có).
Từ ngày 01/01/2016 trở đi, người dân đủ điều kiện muốn mua bảo hiểm y tế tự nguyện bắt buộc phải tham gia theo hình thức hộ gia đình bao gồm tất cả các thành viên có mặt trong sổ hộ khẩu của hộ gia đình, trừ thành viên đang tham gia đóng BHYT bắt buộc.