Khi sản xuất kinh doanh sản phẩm, thực phẩm cần phải tuân thủ quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa thực phẩm. Tuy nhiên, không ai ai cũng nắm được các quy định đó. Vậy, Quy định về ghi nhãn hàng hóa thực phẩm như thế nào? Hãy tìm hiểu cũng Luật sư X quy bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Ghi nhãn hàng hóa thực phẩm được hiểu như thế nào?
Theo Điều 3 Nghị định 43/2017 NĐ-CP:
Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa;
Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát;
Quy định về Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 111/2021/NĐ-CP:
“Điều 7. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa
1. Những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam phải ghi bằng tiếng Việt, trừ hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ trong nước và trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.”
2. Hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.
3. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.“
Quy định về Nội dung bắt buộc ghi nhãn thực phẩm
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 111/2021/NĐ-CP:
“Điều 10. Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa
1. Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:
a) Tên hàng hóa;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
c) Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
d) Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan.
Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này.
Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
- Lương thực:
- Định lượng;
- Ngày sản xuất;
- Hạn sử dụng;
- Thông tin cảnh báo (nếu có)
- Thực phẩm:
- Định lượng;
- Ngày sản xuất;
- Hạn sử dụng
- Thành phần hoặc thành phần định lượng;
- Thông tin, cảnh báo;
- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
- Định lượng;
- Ngày sản xuất;
- Hạn sử dụng;
- Thành phần, thành phần định lượng hay giá trị dinh dưỡng;
- Hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn bảo quản;
- Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có);
- Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”;
- Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
- Rượu:
- Định lượng;
- Hàm lượng etanol;
- Hạn sử dụng (nếu có);
- Hướng dẫn bảo quản (đối với rượu vang);
- Thông tin cảnh báo (nếu có);
- Mã nhận diện lô (nếu có).
Quy định về Tên thực phẩm
- Phải đặt ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn sản phẩm hàng hóa.
- Chữ viết tên hàng hóa là chữ có kích thước lớn nhất so với nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa.
- Tên hàng hóa phải ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tự đặt.
- Tên hàng hóa không được gây hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và những thành phần của hàng hóa.
- Trường hợp tên của thành phần được dùng làm tên hay một phần của tên hàng hóa thì thành phần đó buộc phải ghi định lượng.
Quy định về Ghi thành phần định lượng
- Ghi thành phần là ghi tên nguyên liệu kể cả các chất phụ gia dùng để sản xuất ra sản thực phẩm và tồn tại trong thành phẩm kể cả các trường hợp hình thức nguyên liệu đã bị thay đổi
- Trường hợp tên thành phần được ghi trên nhãn thực phẩm để gây sự chú ý đối với thực phẩm thì thành phần đó buộc phải ghi định lượng.
- Đối với thực phẩm phải ghi thành phần theo thứ tự từ cao đến thấp về khối lượng.
- Đối với thực phẩm ghi giá trị dinh dưỡng thì cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa thể hiện giá trị dinh dưỡng trên nhãn hàng hóa bảo đảm thể hiện được khoảng giá trị dinh dưỡng tuân thủ quy định pháp luật có liên quan và tiêu chuẩn công bố được áp dụng. Trường hợp thể hiện một giá trị cụ thể thì cần ghi giá trị trung bình của khoảng giá trị dinh dưỡng.
- Đối với thực phẩm thủy sản nếu cần bổ sung nguyên liệu khác, chất phụ gia thực phẩm thì ghi thêm thành phần định lượng của nguyên liệu khác và phụ gia thực phẩm tương ứng.
Quy định về Ngày sản xuất và hạn sử dụng
- Ngày sản xuất, hạn sử dụng thực phẩm ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm dương lịch. Trường hợp ghi theo thứ tự khác phải có chú thích thứ tự đó bằng tiếng Việt.
- Đối với thực phẩm đông lạnh nhập khẩu, ngày sản xuất là ngày cấp đông lần đầu tiên của sản phẩm . Hạn sử dụng là ngày được nhà sản xuất tại nước sản xuất ghi ở trên bao bì hàng hóa xuất khẩu.
Ngoài ra, Nghị định 43/2017/NĐ-CP còn có một số quy định khác như Vị trí, Kích thước, Màu sắc…
Xử lý vi phạm về ghi nhãn hàng hóa thực phẩm
Theo Khoản 1 Điều 30 Nghị định 119/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP:
“Điều 30. Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa trong kinh doanh sản phẩm, hàng hóa
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã có nhãn gốc nhưng không đọc được các nội dung trên nhãn theo quy định pháp luật mà các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa không khắc phục được, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã có nhãn gốc nhưng chưa có nhãn phụ khi làm thủ tục thông quan.
a) Hàng hóa có nhãn hàng hóa nhưng bị che lấp, rách nát, mờ không đọc được hoặc không đọc được hết các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa;
b) Hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về kích thước chữ và số, ngôn ngữ sử dụng, định lượng và đơn vị đo theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
Mực phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng có thể từ 1 triệu đến 100 triệu VND.
Theo Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP:
“Điều 31. Vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa
…
a) Hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
b) Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.“
Đối với những hành vi trên có thể bị phạt từ 500 nghìn đến 100 triệu VND.
Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thu hồi sản phẩm, buộc tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Quy định về ghi nhãn hàng hóa thực phẩm năm 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, Giấy phép sàn thương mại điện tử , giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, tra cứu thông tin quy hoạch, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Quy định về ghi nhãn hàng hóa rượu năm 2022
- Tội kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử lý như thế nào?
- Mức xử phạt hàng hóa nhập khẩu không có xuất xứ theo quy định
Câu hỏi thường gặp
Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.
Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.
Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hóa.
Căn cứ Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì:
– Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.
– Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa.
– Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình.
– Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này.
– Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 và các khoản 3, 4 Điều 8 của Nghị định này khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.