Quy định 2023 về giấy phép thành lập quỹ từ thiện

bởi Bảo Nhi
Quy định 2023 về giấy phép thành lập quỹ từ thiện

Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta biết đến Quỹ từ thiện được lập ra với mục đích là chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, cũng như hỗ trợ khắc phục do thiên tai để lại, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn. Quỹ từ thiện có thể được là tổ chức hoạt động vì mục đích thiện nguyện và phi lợi nhuận, nó không nhằm mục đích kinh doanh. Hiện nay, có những doanh nghiệp xã hội hoặc các doanh nghiệp có nguồn kinh phí dồi dào họ mong muốn thành lập các quỹ từ thiện để giúp ích được cho xã hội hơn. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Giấy phép thành lập quỹ từ thiện” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm về quỹ từ thiện

Theo Khoản 3 Điều 4 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về quỹ từ thiện như sau:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

3. Quỹ từ thiện: Là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ khắc phục sự cố do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn và các đối tượng khác thuộc diện khó khăn, yếu thế cần sự trợ giúp của xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.”

Trong đó, không vì mục tiêu lợi nhuận được hiểu là lợi nhuận có được trong quá trình hoạt động không để phân chia mà chỉ dùng cho các hoạt động theo điều lệ của quỹ đã được công nhận.

Quy trình thực hiện thủ tục thành lập quỹ từ thiện

Giấy phép thành lập quỹ từ thiện

Quy định 2023 về giấy phép thành lập quỹ từ thiện
Quy định 2023 về giấy phép thành lập quỹ từ thiện

Tại Điều 15 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về hồ sơ thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện như sau:

“Điều 15. Hồ sơ thành lập quỹ

1. Hồ sơ thành lập quỹ được lập thành 01 bộ và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này.

2. Hồ sơ thành lập quỹ, gồm:

a) Đơn đề nghị thành lập quỹ;

b) Dự thảo điều lệ quỹ;

c) Bản cam kết đóng góp tài sản thành lập quỹ của các sáng lập viên, tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;

d) Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên Ban sáng lập quỹ và các tài liệu theo quy định tại Điều 11, Điều 12 hoặc Điều 13 Nghị định này. Sáng lập viên thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì có văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;

đ) Văn bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ;

e) Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của quỹ.”

Thủ tục thành lập quỹ từ thiện

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ thành lập quỹ được lập thành 01 bộ và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này.

Hồ sơ thành lập quỹ, gồm:

  • Đơn đề nghị thành lập quỹ;
  • Dự thảo điều lệ quỹ;
  • Bản cam kết đóng góp tài sản thành lập quỹ của các sáng lập viên, tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;
  • Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên Ban sáng lập quỹ và các tài liệu theo quy định tại Điều 11, Điều 12 hoặc Điều 13 Nghị định này. Sáng lập viên thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì có văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
  • Văn bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ;
  • Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của quỹ.

Bước 2: Nộp Hồ sơ

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Khi tiếp nhận hồ sơ về quỹ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này có trách nhiệm lập phiếu tiếp nhận hồ sơ để làm căn cứ xác định thời hạn giải quyết. Nội dung phiếu tiếp nhận hồ sơ gồm: Ngày, tháng, năm và phương thức tiếp nhận; thông tin về hồ sơ; thông tin bên gửi, bên nhận. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại Điều 15 Nghị định này thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Chậm nhất sau 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này có trách nhiệm cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Đối với quỹ được thành lập mới thì giấy phép thành lập quỹ đồng thời là giấy công nhận điều lệ quỹ.

Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ từ thiện

Căn cứ Điều 18 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền giải quyết các thủ tục về quỹ như sau:

“Điều 18. Thẩm quyền giải quyết các thủ tục về quỹ

1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên quỹ; đình chỉ có thời hạn hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; mở rộng phạm vi hoạt động và kiện toàn, chuyển đổi quỹ; thu hồi giấy phép thành lập, đối với:

a) Quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh;

b) Quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:

a) Cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên; đình chỉ có thời hạn hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn; mở rộng phạm vi hoạt động và kiện toàn, chuyển đổi quỹ; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; thu hồi giấy phép thành lập đối với quỹ có phạm vi hoạt động trong tỉnh;

b) Quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi huyện, xã.”

Như vậy, theo quy định như trên Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ từ thiện hoạt động liên tỉnh hoặc toàn quốc và quỹ từ thiện có góp tài sản của cá nhân, tổ chức nước ngoài.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép thành lập quỹ từ thiện trong phạm vi tỉnh và quỹ từ thiện có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Giấy phép thành lập quỹ từ thiện” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Hồ sơ sát hạch lái xe, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 . Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Công ty có được phép thành lập quỹ từ thiện không?

Điều 10 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định điều kiện cấp giấy phép thành lập quỹ như sau:
– Có mục đích hoạt động theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.
– Có sáng lập viên thành lập quỹ bảo đảm quy định tại Điều 11 Nghị định này.
– Ban sáng lập quỹ có đủ số tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
– Hồ sơ thành lập quỹ đảm bảo theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
Theo đó, khoản 1 Điều 11 Nghị định 93/2019/NĐ-CP, sáng lập viên thành lập quỹ phải là cá nhân, tổ chức Việt Nam.
Trong đó, đối với tổ chức phải đáp ứng những điều kiện sau:
– Được thành lập hợp pháp, có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức;
– Có nghị quyết của tập thể lãnh đạo hoặc quyết định của người đứng đầu có thẩm quyền về việc tham gia thành lập quỹ; quyết định cử người đại diện của tổ chức tham gia tư cách sáng lập viên thành lập quỹ;
– Trường hợp tổ chức Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì người đại diện tổ chức làm sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân Việt Nam;
Như vậy, như vậy doanh nghiệp là tổ chức có tư cách pháp nhân, có cơ cấu, chức năng hoàn toán đáp ứng được điều kiện về việc thành lập quỹ từ thiện. Khi doanh nghiệp đã được chấp thuận trở thành sáng lập viên của quỹ từ thiện, doanh nghiệp phải đảm bảo tài sản đóng góp thành lập quỹ được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam theo đúng quy định.

Các trường hợp quỹ từ thiện bị thu hồi giấy phép thành lập?

Tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định các trường hợp quỹ từ thiện bị thu hồi giấy phép thành lập như sau:
Thu hồi giấy phép thành lập và con dấu của quỹ
1. Quỹ bị thu hồi giấy phép thành lập trong các trường hợp:
a) Quyết định chia, sáp nhập, hợp nhất, giải thể quỹ có hiệu lực;
b) Sau khi được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ nhưng quỹ không thực hiện đúng quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này thì giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ hết hiệu lực. Trường hợp vì lý do khách quan mà quỹ chưa thực hiện được quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này thì trong thời hạn 10 ngày làm việc trước khi hết thời hạn theo quy định, Ban sáng lập quỹ phải có văn bản gửi cơ quan nhà nước đã cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ đề nghị gia hạn. Thời gian gia hạn chỉ thực hiện một lần và tối đa không quá 20 ngày làm việc, nếu quá thời gian gia hạn mà quỹ vẫn không thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này thì giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ hết hiệu lực.
Theo đó, quỹ từ thiện sẽ bị thu hồi giấy phép thành lập khi có quyết định chia, sáp nhập, hợp nhất, giải thể quỹ có hiệu lực hoặc Sau khi được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ nhưng quỹ không thực hiện đúng quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 93/2019/NĐ-CP.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm