Để phục vụ có nhu cầu thực phẩm hằng ngày của con người, nhiều cơ sở giết mổ gia súc gia cầm đã được hình thành. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như môi trường thì pháp luật có quy định cụ thể đối với việc giết mổ gia súc gia cầm. Theo đó, khi kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm cần tuân thủ quy định này. Vậy, Quy định về giết mổ gia súc gia cầm năm 2023 ra sao? Hãy cùng LSX tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Quy định về giết mổ gia súc gia cầm
Để phục vụ cho như cầu ăn uống hằng ngày của mỗi gia đình thì việc giết mổ gia súc gia cầm là điều không thể tránh khỏi. Gia súc gia cầm là nguồn thực phẩm chủ yếu của người dân. Tuy nhiên, việc giết mổ gia súc gia cầm cần phải đảm bảo an toàn vệ sinh. Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm rõ hơn quy định về giết mổ gia súc gia cầm nhé.
Có thể hiểu:
– Vật nuôi bao gồm gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi.
– Gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi.
– Gia cầm là các loài động vật có 02 chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi.
Theo mục 1 Phụ lục I Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT thì các loại gia súc, gia cầm nuôi phải kiểm soát giết mổ gồm:
– Các loại gia súc nuôi: Trâu, bò, dê, cừu, lợn;
– Các loại gia cầm nuôi: Gà, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, đà điểu;
Theo quy định tại Điều 73 Luật chăn nuôi 2018 thì giết mổ vật nuôi như sau:
“1. Việc giết mổ vật nuôi phải tuân thủ quy định của pháp luật về thú y, an toàn thực phẩm và đối xử nhân đạo với vật nuôi.
2. Cơ sở giết mổ phải có hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ của vật nuôi bảo đảm truy xuất được nguồn gốc của vật nuôi đưa vào giết mổ.“
Như vậy, khi giết mổ gia súc, gia cầm cần tuân thủ quy định nêu trên.
Điều kiện kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm
Có nhiều cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đã được hình thành dựa trên những yêu cầu về thực phẩm. Tuy nhiên, để được kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm cần phải đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật quy định. Dưới đây là Điều kiện kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm mà những cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm cần nắm rõ.
Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 66/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 123/2018/NĐ-CP) quy định như sau:
“Điều 20. Điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm
2. Về địa điểm giết mổ
a) Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phải có khoảng cách an toàn với khu dân cư, trường học, bệnh viện, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường quốc lộ, sông, suối, nguồn cung cấp nước sinh hoạt, trại chăn nuôi, chợ buôn bán gia súc, gia cầm và các nguồn gây ô nhiễm;
b) Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm khi hoạt động phải đáp ứng các yêu cầu về điều kiện vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;“
Như vậy, điều kiện để kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm thực hiện theo quy định trên.
Trình tự xin giấy phép giết mổ gia súc, gia cầm năm 2023
Để được kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm thì các cơ sở này cần xin giấy phép giết mổ gia súc, gia cầm. Theo đó, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm cần chuẩn bị hồ sơ xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền. Hãy theo dõi trình tự xin giấy phép giết mổ gia súc, gia cầm qua nọi dung sau đây nhé.
Thành phần hồ sơ
Theo khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định hồ sơ xin giấy phép giết mổ gia súc, gia cầm bao gồm những giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Trình tự thực hiện thủ tục
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Chi cục Thú y tỉnh – nơi đặt cơ sở.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và các giấy tờ liên quan.
Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, cần sửa đổi, bổ sung thì cán bộ thú y trực tiếp kiểm tra hướng dẫn chủ kinh doanh để hồ sơ hợp lệ.
Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cơ quan Thú y có phải tiến hành kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh đối với cơ sở trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Chi cục Thú y sẽ thành lập Đoàn kiểm tra các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật về vệ sinh thú y, cũng như các trang thiết bị, phương tiện, các dụng cụ sử dụng… đối với cơ sở.
Nếu đủ điều kiện thì đoàn sẽ xác nhận vào biên bản kiểm tra; nếu cơ sở không đảm bảo yêu cầu thì đoàn sẽ hướng dẫn chủ cơ sở sửa chữa đúng quy định.
Bước 4: Chi cục Thú y cấp giấy phép
Bước 5: Chủ cơ sở kinh doanh nhận giấy phép tại Chi cục Thú y tỉnh.
Yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
Tại các cơ sở kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm cần phải đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định. Pháp luật có quy dịnh cụ thể về yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm. Vệ sinh thú y đối với cơ sở kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm là việc đáp ứng các yêu cầu nhằm bảo vệ sức khỏe động vật, sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái.
Theo đó, cơ sở giết mổ động vật trên cạn cần đáp ứng các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:
Cơ sở giết mổ động vật tập trung
– Địa điểm phải theo quy hoạch của chính quyền địa phương;
– Thiết kế các khu vực riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo;
– Trang thiết bị, dụng cụ, nước cho việc giết mổ động vật phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
– Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Người trực tiếp tham gia giết mổ động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện các quy trình vệ sinh trong quá trình giết mổ.
Cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ
– Địa điểm phải tách biệt với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;
– Trang thiết bị, dụng cụ phù hợp để giết mổ, không gây độc hại, ô nhiễm cho sản phẩm động vật;
– Có đủ nước bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y phục vụ cho việc giết mổ động vật;
– Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Người trực tiếp tham gia giết mổ động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện các quy trình vệ sinh trong quá trình giết mổ.
Lưu ý: Tham khảo chi tiết yêu cầu vệ sinh thú y tại Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y; QCVN 01 -150 : 2017/BNNPTNT yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ tập trung).
Yêu cầu đối với động vật đưa vào giết mổ để kinh doanh
Động vật có trong Danh mục động vật thuộc diện phải kiểm soát giết mổ khi đưa vào giết mổ phải khỏe mạnh, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y và cơ sở giết mổ có trách nhiệm giảm thiểu đau đớn, sợ hãi, đối xử nhân đạo với động vật trong giết mổ. Cụ thể là đối với các động vật sau đây:
– Các loại gia súc nuôi: Trâu, bò, dê, cừu, lợn.
– Các loại gia cầm nuôi: Gà, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, đà điểu.
– Các loại động vật trên cạn khác dùng làm thực phẩm: Ngựa, lừa, la, thỏ.
Thủ tục cấp phép kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
Để kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm; cơ sở giết mổ tập trung phải được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Quy định về giết mổ gia súc gia cầm năm 2023 ra sao?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Ly hôn nhanh Bắc Giang, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 . Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Điều 35 Luật An toàn thực phẩm quy định về thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
“Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.”
Trong đó, hoạt động kinh doanh giết, mổ gia cầm thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục Thú y cấp tỉnh thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Vì vậy, thẩm quyền cấp giấy phép là Chi cục Thú y cấp tỉnh.
Căn cứ Tiết 2.1 Mục 2 QCVN 150: 2017/BNNPTNT kèm theo Thông tư 13/2017/TT-BNNPTNT quy định những yêu cầu về địa điểm đặt cơ sở giết mổ tập trung như sau:
– Phải nằm trong quy hoạch được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
– Phải cách biệt tối thiểu 500 m với khu dân cư, trường học, bệnh viện, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường quốc lộ, sông, suối, nguồn cung cấp nước sinh hoạt.
– Phải cách biệt tối thiểu 01 km với trại chăn nuôi, chợ buôn bán gia súc, gia cầm và các nguồn gây ô nhiễm như bãi rác, nghĩa trang, nhà máy thải bụi và hóa chất độc hại.
Như vậy, căn cứ quy định trên thì cơ sở giết mổ tập trung phải cách đường quốc lộ tối thiểu là 500m. Nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, cũng như tránh ảnh hưởng đến người đi đường.