Hóa đơn là chứng từ do người bán, người cung cấp dịch vụ lập ra. Trong hóa đơn đó có chứa các thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật. Hiện nay, có các loại hóa đơn phổ biến sau: Hóa đơn trực tiếp (hóa đơn bán hàng), hóa đơn giá trị gia tăng và các loại hóa đơn khác.
Cùng Luật sư X tìm hiểu quy định về hóa đơn trực tiếp hiện nay qua bài viết dưới đây.
Quy định về hóa đơn trực tiếp
Hóa đơn trực tiếp có thể hiểu là loại hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn thông thường. Loại hóa đơn này thường được sử dụng trong các giao dịch mua bán,cung ứng dịch vụ của các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động kinh doanh.
Hóa đơn trực tiếp chứa đựng các thông tin sau đây:
– Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn, tên liên hóa đơn. Đối với hóa đơn đặt in còn phải ghi tên tổ chức đã nhận in hóa đơn;
– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
– Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; Thành tiền (chưa có VAT, thuế suất VAT;
– Tổng số tiền thanh toán; chữ ký người mua; chữ ký người bán; dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hóa đơn.
Doanh nghiệp khi bán hàng hóa, dịch vụ phải lập hóa đơn theo quy định và giao cho khách hàng. Hóa đơn phải được lập ngay khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo đúng các nội dung, chỉ tiêu in sẵn trên mẫu hóa đơn.
Đối tượng sử dụng hóa đơn trực tiếp
Căn cứ quy định tại Điều 11 Thông tư số 39/2014/TT-BTC, hóa đơn trực tiếp được áp dụng cho các đối tượng sử dụng phương pháp kê khai thuế trực tiếp, gồm:
- Các tổ chức kinh doanh (không phải là doanh nghiệp) bao gồm cả hợp tác xã, các nhà thầu nước ngoài hay các ban quản lý dự án.
- Tổ chức kinh doanh (không phải là doanh nghiệp) là các tổ chức có hoạt động kinh doanh nhưng không được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.)
- Hộ, cá nhân kinh doanh;
- Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo tỷ lệ % nhân với doanh thu;
- Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế;
- Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế;
Đối tượng được áp dụng hình thức hóa đơn này sử dụng phương pháp nộp thuế trực tiếp nên sẽ không được sử dụng hoá đơn GTGT.
Công văn số 3430/TCT-KK của Tổng cục thuế quy định hóa đơn bán hàng thông thường (không phải hóa đơn GTGT) không nên kê vào Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào mẫu 01-2/GTGT. Do đó, các tổ chức, đơn vị kinh doanh sử dụng hóa đơn trực tiếp sẽ không cần thực hiện kê khai thuế và cũng không nên kê khai vào Tờ khai thuế GTGT.
Thủ tục mua hóa đơn trực tiếp
Chỉ có hoá đơn được cấp trực tiếp tại Cơ quan thuế mới hợp lệ nên tốt nhất doanh nghiệp cần mua hóa đơn trực tiếp ở Cơ quan thuế để tránh nhiều rủi ro không đáng có.
Cá nhân, tổ chức tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Ấn chỉ của Chi cục thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp mình.
Theo Điều 12 Thông tư 39/2014/TT-BTC, hồ sơ mua hóa đơn trực tiếp lần đầu bao gồm:
- Đơn đề nghị mua hóa đơn theo mẫu số 3.3 phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014.
- Bản cam kết mẫu số CK01/AC theo mẫu số 3.16 phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014 của Bộ Tài chính.
- Bản sao giấy phép kinh doanh
- Giấy ủy quyền của giám đốc
- Chứng minh thư của người đi mua
- Dấu mộc vuông
(Thông tin của người được ủy quyền và thông tin trong đơn đề nghị mua phải khớp nhau.)
Số lượng hóa đơn bán hàng bán cho các tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh lần đầu sẽ không vượt quá một quyển năm mươi cho mỗi loại hóa đơn.
Từ lần hai, hồ sơ mua hóa đơn bán hàng trực tiếp bao gồm:
- Đơn đề nghị mua hóa đơn
- Giấy ủy quyền của giám đốc
- Chứng minh thư của người mua
- Sổ mua hóa đơn (được phát khi mua lần đầu)
- Quyển hóa đơn mua trước liền kề (quyển hóa đơn sắp hết mà doanh nghiệp đang sử dụng).
- Dấu mộc vuông
So sánh hóa đơn trực tiếp và hóa đơn VAT
Đối tượng áp dụng
- Hoá đơn GTGT (VAT) thường áp dụng cho tổ chức, cá nhân doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Hoá đơn trực tiếp thì được các tổ chức, cá nhân kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp sử dụng
Nơi mua hoá đơn
- Tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn VAT có thể tự in hoá đơn, mua hoá đơn đỏ của cơ quan thuế, hoá đơn điện tử…
- Tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn bán hàng phải mua hoá đơn từ Cơ quan thuế.
Hình thức kê khai
- Hoá đơn VAT: Bắt buộc phải kê khai cả đầu ra và đầu vào đủ điều kiện khấu trừ
- Hoá đơn trực tiếp: Chỉ kê khai đầu ra, không kê khai đầu vào
Chữ ký
- Hoá đơn VAT cần có đầy đủ chữ ký của giám đốc doanh nghiệp và người bán
- Hoá đơn trực tiếp chỉ cần chữ ký của người bán
Hình thức
- Hoá đơn VAT: Có thông tin thuế suất, không có dấu mộc vuông
- Hoá đơn trực tiếp: Không có thông tin về thuế suất, có dấu mộc vuông
Điểm chung giữa hoá đơn trực tiếp và hoá đơn VAT là chúng đều được tính vào chi phí trực tiếp.
Mời bạn xem thêm:
- ĐẦU VÀO LÀ HÓA ĐƠN TRỰC TIẾP ĐẦU RA LÀ HÓA ĐƠN GTGT ĐƯỢC HAY KHÔNG?
- THỜI ĐIỂM XUẤT HÓA ĐƠN CHO THUÊ VĂN PHÒNG KHI NÀO?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về “Quy định về hóa đơn trực tiếp hiện nay” của Luật sư X. Chúng tôi mong rằng những thông tin chúng tôi mang đến có thể giúp bạn vận dụng trong công việc và cuộc sống.
Để được cung cấp thêm thông tin về: dịch vụ thành lập công ty, công chứng ủy quyền tại nhà, quy định tạm ngừng kinh doanh, hợp pháp hóa lãnh sự, giá thu hồi đất …của luật sư X, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Hóa đơn trực tiếp là loại hóa đơn thông thường, người kinh doanh vẫn phải đóng thuế khoán hàng tháng theo quy định của nhà nước.
Các trường hợp đặc biệt khác bao gồm: Lệ phí & vé có dòng thuế suất % thanh toán, bao gồm cả thuế GTGT cũng không được tính khấu trừ, NHƯNG được tính phần truy thu.
Số lượng hóa đơn bán hàng bán cho các tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh lần đầu sẽ không vượt quá một quyển năm mươi cho mỗi loại hóa đơn.
Với các hộ cá nhân sử dụng hóa đơn lẻ trực tiếp của Cơ quan thuế nếu có giá trị từ 20 triệu trở lên thì cần phải thanh toán qua hình thức chuyển khoản (ủy nhiệm chi, séc…) mới được tính vào chi phí hợp lệ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.