Quy định về hợp đồng trong đơn vị sự nghiệp công lập như thế nào?

bởi Thùy Trang

Xin chào Luật sư X! Đơn vị sự nghiệp công lập cũng có những hoạt động riêng của tổ chức mình nên hoạt động ký kết hợp đồng khá phổ biến. Luật sư cho tôi hỏi pháp luật hiện nay quy định về hợp đồng trong đơn vị sự nghiệp công lập như thế nào? Mong luật sư sớm phản hồi để giải đáp thắc tôi. Xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn trong bài viết sau đây. Mong bạn tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Đơn vị sự nghiệp công lập

Đơn vị sự nghiệp công lập là gì?

Theo khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức 2010, đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.

Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập

Đơn vị sự nghiệp công lập gồm:

  • Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ);
  • Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).
Quy định về hợp đồng trong đơn vị sự nghiệp công lập
Quy định về hợp đồng trong đơn vị sự nghiệp công lập

Đặc điểm đơn vị sự nghiệp

  • Là một loại hình tổ chức dịch vụ công nhưng khác với các chủ thể phụ trách dịch vụ hành chính công và dịch vụ công ích, các đơn vị sự nghiệp thường chỉ chịu trách nhiệm cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công cho xã hội. Dịch vụ sự nghiệp công là dịch vụ sự nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và du lịch, thông tin truyền thông và báo chí, khoa học và công nghệ, sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, nhằm phục vụ nhu cầu chung của xã hội, phải tuân thủ các yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ hướng tới những sản phẩm đặc thù (ví dụ: sức khỏe người bệnh, khoa học, trình độ người học…)
  • Dịch vụ sự nghiệp công được cung ứng có thể sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hoặc không, thậm chí giá – dịch vụ sự nghiệp công còn có thể được tính toán, cân đối theo giá cả thị trường và các đơn vị sự nghiệp hoạt động theo mô hình doanh nghiệp đang ngày càng phổ biến hơn. Tuy nhiên nhìn chung, các đơn vị sự nghiệp, kể cả những đơn vị hoạt động theo mô hình doanh nghiệp hướng tới mục tiêu lợi nhuận, vẫn không phải là những chủ thể kinh doanh thực sự. Bởi chúng được thành lập nhằm cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước, không phải để thực hiện chức năng kinh doanh. Điều này cho thấy vai trò và ý nghĩa xã hội trong sự tồn tại, phát triển của các đơn vị sự nghiệp.
  • Đơn vị sự nghiệp là loại hình tổ chức dịch vụ công có khả năng huy động các nguồn lực của xã hội, thích hợp với điều kiện xã hội hóa. Điều này được quyết định bởi tính chất hoạt động sự nghiệp và chức năng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công của chúng.

Chính sách xây dựng và phát triển các đơn vị sự nghiệp công lập và đội ngũ viên chức

  • Nhà nước tập trung xây dựng hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập để cung cấp những dịch vụ công mà Nhà nước phải chịu trách nhiệm chủ yếu bảo đảm nhằm phục vụ nhân dân trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học và các lĩnh vực khác mà khu vực ngoài công lập chưa có khả năng đáp ứng; bảo đảm cung cấp các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục tại miền núi, biên giới, hải đảo vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
  • Chính phủ phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo việc lập quy hoạch, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng xác định lĩnh vực hạn chế và lĩnh vực cần tập trung ưu tiên phát triển, bảo đảm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, tập trung nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động sự nghiệp. Không tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập chỉ thực hiện dịch vụ kinh doanh, thu lợi nhuận.
  • Tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện hạch toán độc lập; tách chức năng quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ với chức năng điều hành các đơn vị sự nghiệp công lập.
  • Nhà nước có chính sách xây dựng, phát triển đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khu vực cung ứng dịch vụ công; phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.

Quy định về hợp đồng trong đơn vị sự nghiệp công lập

Điều kiện, thẩm quyền ký hợp đồng lao động của đơn vị sự nghiệp công lập

Theo khoản 4 Nghị định 161/2018/NĐ-CP, điều kiện, thẩm quyền ký hợp đồng lao động

  • Điều kiện ký hợp đồng lao động: phải có nhu cầu về các công việc quy định tại Điều 1 Nghị định này phù hợp với vị trí việc làm của cơ quan, đơn vị đã được phê duyệt.
  • Thẩm quyền ký hợp đồng lao động: người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng lao động hợp đồng là người có thẩm quyền ký hợp đồng lao động.

Điều kiện đối với bên ký hợp đồng với đơn vụ sự nghiệp công lập

Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 68/2000/NĐ-CP, điều kiện đối với bên ký hợp đồng với đơn vụ sự nghiệp công lập được quy định như sau:

  • Cá nhân:
    • Có đủ sức khoẻ theo yêu cầu của công việc do cơ quan y tế cấp huyện trở lên xác nhận;
    • Có lý lịch rõ ràng;
    • Có năng lực và trình độ để hoàn thành công việc;
    • Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hình sự, quản chế hành chính, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào các cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục và trong thời gian cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, hoặc làm công việc nhất định có liên quan đến công việc ký hợp đồng.
  • Cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ phải có khả năng thực hiện công việc nêu tại Điều 1 của Nghị định này và có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

 Các công việc không thực hiện ký hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập

Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP, không thực hiện việc ký hợp đồng lao động đối với các đối tượng sau:

  • Những người làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ ở các vị trí việc làm được xác định là công chức trong các cơ quan hành chính hoặc là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên.
  • Những người làm bảo vệ ở các cơ quan, đơn vị: Văn phòng Chính phủ, Kho tiền hoặc Kho hồ sơ ấn chỉ có giá trị như tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Kho ấn chỉ thuế, Kho ấn chỉ hải quan.
  • Lái xe chuyên dùng chuyên chở tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Quy định về hợp đồng trong đơn vị sự nghiệp công lập”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài, đơn phương ly hôn nhanh nhất  … Hãy liên hệ qua số điện thoại:  0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì?

Theo Điều 3 Nghị định 106/2020/NĐ-CP, nguyên tắc xác định vị trí việc làm và số lượng người làm việc được quy định như sau:
– Thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng và của pháp luật về vị trí việc làm, số lượng người làm việc và tinh giản biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập.
– Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập.
– Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.
– Bảo đảm một người làm việc phải được giao đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian lao động quy định. Những vị trí việc làm không có đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian quy định của một người làm việc thì phải bố trí kiêm nhiệm.
– Bảo đảm cơ cấu hợp lý, trong đó số lượng người làm việc tại các vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung chiếm tỉ lệ tối thiểu 65% tổng số lượng người làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.

Ai có thẩm quyền thành lập đơn vị sự nghiệp công lập?

Theo khoản 4 Điều 9 Luật Viên chức 2010, ăn cứ điều kiện cụ thể, yêu cầu quản lý đối với mỗi loại hình đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực, Chính phủ quy định việc thành lập, cơ cấu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập, mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

5/5 - (5 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm