Trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng có đủ tiềm lực tài chính để có thể đủ để chi trả cho các khoản chi phí nhu cầu của bản thân hay để đầu tư vào kinh doanh,…. Khi đó, chúng ta sẽ có mong muốn vay tiền của người thân, bạn bè hay các tổ chức tín dụng. Để đảm bảo hiệu lực pháp lý cũng như phòng ngừa các rủi ro tranh chấp, hợp đồng vay tiền phải được lập thành văn bản. Pháp luật có những quy định rõ ràng và cụ cụ thê về vấn đề này. Vậy quy định về hợp đồng vay tiền như thế nào? Những lưu ý khi thực hiện hợp đồng vay tiền là gì? Lãi suất hợp pháp theo hợp đồng vay tiền ra sao? Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng vay tiền như thế nào? Hãy cùng LSX tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sau đây thực sự sẽ hữu ích đối với bạn.
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng là gì?
Theo Điều 385 Bộ luật dân sự 2015: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
So với định nghĩa về hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005 có thể nhận thấy định nghĩa về hợp đồng trong Bộ luật dân sự năm 2015 có một sự tiến bộ đáng kể: Nếu Điều 394 Bộ luật dân sự 2005 sử dụng thuật ngữ “Khái niệm hợp đồng dân sự” thì Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 đã bỏ đi cụm từ “dân sự” và chỉ để “Khái niệm hợp đồng”. Định nghĩa này thể hiện sự tiến bộ và hợp lý bởi lẽ khái niệm hợp đồng vừa thể hiện sự ngắn gọn, súc tích vừa mang tính khái quát cao được hiểu là bao gồm tất cả các loại hợp đồng theo nghĩa rộng (hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, hợp đồng chuyển giao công nghệ…) chứ không chỉ là các hợp đồng dân sự theo nghĩa hẹp đơn thuần.
Các loại hợp đồng
Các loại hợp đồng cơ bản chủ yếu sau:
– Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
– Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
– Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
– Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
– Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
– Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
Hình thức của hợp đồng
Hình thức của hợp đồng là cách thức thể hiện sự thỏa thuận của các bên. Hình thức của hợp đồng có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Có một số hợp đồng bắt buộc phải công chứng như Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất… còn lại thì không yêu cầu bắt buộc công chứng.
Nội dung của hợp đồng
– Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
– Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
+ Đối tượng của hợp đồng;
+ Số lượng, chất lượng;
+ Giá, phương thức thanh toán;
+ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
+ Quyền, nghĩa vụ của các bên;
+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
+ Phương thức giải quyết tranh chấp.
Hợp đồng vay tiền là gì?
Hợp đồng vay tiền là văn bản ký kết ghi lại thoả thuận giữa 2 bên: Bên cho vay và bên vay. Theo đó, nội dung của hợp đồng ghi rõ những thông tin về quyền lợi và nghĩa vụ vay tiền giữa hai bên. Những thỏa thuận đi đến thống nhất giữa hai bên chính là cơ sở để phát sinh quyền và nghĩa vụ cũng như hình thành nên một hợp đồng cho vay.
Về mặt pháp lý, Điều 463 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Đối tượng của hợp đồng vay tiền chính là tiền, tài sản. Bên vay có toàn quyền sở hữu và quyết định với số tiền đã vay.
Hợp đồng vay tiền là hợp đồng có đền bù (với trường hợp vay có lãi suất) hoặc không có đền bù (vay không lãi suất).
Quy định về hợp đồng vay tiền
Thông thường với những trường hợp số tiền vay nhỏ hoặc bên cho vay và bên vay có mối quan hệ thân quen từ trước, hợp đồng vay tiền thường được ký kết trực tiếp (trao đổi miệng hoặc hành vi cụ thể). Trường hợp cho vay tiền bằng miệng nếu xảy ra tranh chấp hợp đồng, bên cho vay phải cung cấp được chứng cứ chứng minh khoản vay để đảm bảo quyền lợi cho mình.
Đối với những hợp đồng vay tiền được ký kết bằng văn bản không bắt buộc phải công chứng hay chứng thực, ngoại trừ một số trường hợp được nêu rõ theo quy định của pháp luật. Các giao dịch dân sự qua các phương tiện điện tử, truyền nhận dữ liệu cũng được coi là giao dịch bằng văn bản.
Để giao dịch về tài chính có giá trị pháp lý cao và hạn chế các tranh chấp xảy ra sau đó, các bên cần nghiêm túc thiết lập các hợp đồng vay tiền bằng văn bản. Công chứng tại cơ quan có thẩm quyền như Phòng công chứng của Ủy ban nhân dân địa phương hoặc Văn phòng công chứng hợp pháp. Nếu có xảy ra tranh chấp, hợp đồng cho vay tiền sẽ là bằng chứng có giá trị pháp lý như để yêu cầu khởi kiện tại Tòa án.
Lãi suất hợp pháp theo hợp đồng vay tiền
Về mặt pháp lý, theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, nguyên tắc khi ký kết hợp đồng vay tiền phải tôn trọng sự thật. Nếu lãi suất trong hợp đồng vượt quá lãi suất giới hạn theo quy định thì phần vượt quá đó sẽ không được tính là có hiệu lực.
Nếu các bên chủ động có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không nêu rõ lãi suất. Nếu phát sinh tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn là 20%/năm tại thời điểm trả nợ.
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng vay tiền
Bất kỳ một hợp đồng dân sự nào cũng cần đáp ứng các điều kiện nhất định để có hiệu lực. Hợp đồng vay tiền được coi là hợp pháp và có hiệu lực khi bao gồm đủ 3 điều kiện sau:
- Thứ nhất – Các bên tham gia giao dịch phải có đầy đủ năng lực dân sự và năng lực hành vi khi hợp đồng vay tiền được xác lập.
Đối với cá nhân, yêu cầu phải đủ 18 tuổi trở lên, không bị hạn chế hay mất năng lực hành vi dân sự. Nếu trong độ tuổi chưa thành niên (đủ 15 đến dưới 18 tuổi) không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cũng có thể giao kết và thực hiện hợp đồng nếu có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Đối với pháp nhân, hợp đồng vay tiền phải được xác lập, thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp của pháp nhân theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền. - Thứ hai, nội dung và mục đích của hợp đồng vay tiền cần tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Nếu vi phạm thì hợp đồng đó coi như vô hiệu.
- Thứ ba, các bên tham gia giao dịch và ký kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện. Trường hợp có dấu hiệu người tham gia giao dịch bị ép buộc, không phải từ ý chí chủ quan của họ mà bị lừa dối, đe dọa, cưỡng đoạt,… thì hợp đồng coi như vô hiệu.
Những lưu ý khi thực hiện hợp đồng vay tiền
- Luôn phải đảm bảo có bên thứ 3. Điều này áp dụng cho bất kỳ loại giao dịch hay ký kết hợp đồng nào khác. Bên thứ 3 nên là người đáng tin tưởng để có thể bảo vệ sự thật.
- Xác định rõ chủ thể và trách nhiệm liên đới khi cho vay tiền. Rất nhiều trường hợp khi có phát sinh tranh chấp không gặp rắc rối ở vấn đề trách nhiệm liên đới. Cần nêu rõ sự thỏa thuận chung giữa những người đại diện đứng ra ký kết hợp đồng.
- Cả người vay và người cho vay cần phải xem xét kỹ lưỡng trước khi ký kết hợp đồng. Cẩn trọng trước khi đặt bút ký bất kỳ loại giấy tờ nào khác phát sinh trong quá trình vay.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Khi bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao?
- Giả mạo chữ ký vay tiền ngân hàng
- Giấy vay tiền không có người làm chứng
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ hợp đồng mua bán đất tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quy định về hợp đồng vay tiền” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ tư vấn pháp lý về vấn đề đất trồng cây lâu năm chuyển sang đất thổ cư. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Đối tượng của hợp đồng vay là tiền, bên vay có toàn quyền đối với số tiền đã vay.
– Xét theo nguyên tắc, hợp đồng vay tiền là hợp đồng đơn vụ đối với những trường hợp vay không có lãi suất, bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay phải hoàn trả đúng số tiền đã vay. Bên vay không có quyền đối với bên cho vay. Tuy nhiên đối với hợp đồng vay tiền có lãi suất thì bên cho vay có nghĩa vụ chuyển tiền đúng thời hạn, nếu vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự.
– Hợp đồng vay tiền là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù. Nếu hợp đồng vay có lãi suất là hợp đồng vay có đền bù, nếu hợp đồng vay không có lãi suất là hợp đồng không có đền bù.
Theo Điều 465 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên cho vay tài sản như sau:
“Điều 465. Nghĩa vụ của bên cho vay
1. Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
2. Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
3. Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.”
Dẫn chiếu Điều 470 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn như sau:
“Điều 470. Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn
1. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.
2. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”
Theo đó, việc đòi lại tài sản được hay không cần căn cứ theo nội dung hợp đồng cho vay tài sản để xác định các quyền và nghĩa vụ của hai bên.
Dựa vào nội dung hợp đồng cho vay tài sản, các bên xác định thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả nợ và phần lãi vay. Nếu chưa đến kỳ hạn và bên vay vẫn chưa vi phạm nội dung nào trong hợp đồng thì bên vay chưa đủ căn cứ để đòi tiền.
Trừ trường hợp bạn cho vay tài sản theo hình thức hợp đồng cho vay tài sản có kỳ hạn thì có thể yêu cầu vên vây trả lại tiền trước kỳ hạn.
Căn cứ Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Theo đó, bên vay có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ theo quy định nêu trên.