Quy định về kiểm toán nội bộ chuẩn pháp lý

bởi Ngọc Gấm
Quy định về kiểm toán nội bộ chuẩn pháp lý

Chào Luật sư, công ty tôi là một công ty vừa mới startup được 02 năm và sau 02 năm hoạt động công ty tôi muốn tiến hành kiểm toán nội bộ doanh nghiệp để xem xét toàn bộ việc kinh doanh của doanh nghiệp hiện có đúng với các con số mà chúng tôi đã cập nhật hay không. Chinh vì thế, Luật sư có thể chỉ cho tôi về quy định về kiểm toán nội bộ chuẩn pháp lý năm 2023 như thế nào được không ạ?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về quy định về kiểm toán nội bộ chuẩn pháp lý. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Kiểm toán nội bộ là gì?

Kiểm toán nội bộ là việc kiểm tra, đánh giá đầy đủ các dữ liệu của doanh nghiệp có đúng với những chỉ số đã được thống kế trước đó hay không. Việc kiểm tra nội bộ này sẽ thường xảy ra ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp đang lên các sàn việc làm quốc tế nhằm tạo tính minh bạch trong công tác kinh doanh để có được các đơn hàng quốc tế lớn từ các đối tác nước ngoài.

Theo quy định tại khoản 3 và 4 Điều 39 Luật Kế toán 2015 quy định về việc kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ như sau:

“3. Kiểm toán nội bộ là việc kiểm tra, đánh giá, giám sát tính đầy đủ, thích hợp và tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ.

4. Kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ sau đây:

a) Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ;

b) Kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi trình ký duyệt;

c) Kiểm tra việc tuân thủ nguyên tắc hoạt động, quản lý, việc tuân thủ pháp luật, chế độ tài chính, kế toán, chính sách, nghị quyết, quyết định của lãnh đạo đơn vị kế toán;

d) Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý, bảo vệ tài sản của đơn vị; đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị kế toán.”

Quy định về kiểm toán nội bộ chuẩn pháp lý

Để có thể kiểm toán nội bộ chuẩn pháp lý thì những người thực hiện kiểm toán phải được đào tạo các phương pháp kiểm toán sao cho nhanh chóng và kiểm soát chặt chẽ. Thường các kỹ năng này các công ty kiểm toán lớn sẽ có các khoá đào tạo chuyên sâu dành cho những người đóng vai trò là auditor kiểm toán tại các doanh nghiệp để giúp cho công việc kiểm toán tại các doanh nghiệp để trở nên chuyên nghiệp và có tính tuân thủ cao về mặt pháp luật.

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ như sau:

“1. Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ là phương pháp kiểm toán “định hướng theo rủi ro”, ưu tiên tập trung nguồn lực để kiểm toán các đơn vị, bộ phận, quy trình được đánh giá có mức độ rủi ro cao.

2. Kế hoạch kiểm toán nội bộ phải được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá rủi ro và phải được cập nhật, thay đổi, điều chỉnh phù hợp với các diễn biến, thay đổi trong hoạt động của đơn vị và sự thay đổi của các rủi ro kèm theo.”

Quy định về kiểm toán nội bộ chuẩn pháp lý
Quy định về kiểm toán nội bộ chuẩn pháp lý

Quyền hạn và trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ

Quyền hạn và trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ chính là việc họ phải chịu toàn bộ trách nhiệm về kết quả kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp nào đó. Nếu kết quả có bất kỳ sai sót nào ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp thì auditor kiểm toán đó phải chịu trách nhiệm của minh về sự sai sót đó. Bên cạnh đó khi tiến hành kiểm toán tại một doanh nghiệp một người kiểm toán viên phải biết các quyền hạn mà bạn thân mình được và không được làm để tránh các sai sót ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp sau này.

Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ như sau:

“1. Bảo mật tài liệu, thông tin theo đúng quy định pháp luật hiện hành và Quy chế về kiểm toán nội bộ của đơn vị.

2. Chịu trách nhiệm trước các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này về kết quả công việc kiểm toán nội bộ, về những đánh giá, kết luận, kiến nghị, đề xuất trong các báo cáo kiểm toán nội bộ.

3. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra kết quả thực hiện các kiến nghị sau kiểm toán nội bộ của các bộ phận thuộc đơn vị.

4. Tổ chức đào tạo liên tục nhằm nâng cao và đảm bảo năng lực chuyên môn cho người làm công tác kiểm toán nội bộ.”

Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về quyền hạn của bộ phận kiểm toán nội bộ như sau:

“1. Được trang bị nguồn lực cần thiết, được cung cấp đầy đủ, kịp thời tất cả các thông tin, tài liệu, hồ sơ cần thiết cho hoạt động kiểm toán nội bộ như: Việc lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách, kế toán và quyết toán ngân sách đối với đơn vị dự toán; dự toán ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước đối với địa phương, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, chiến lược đối với doanh nghiệp và các loại báo cáo khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của đơn vị.

2. Được tiếp cận, xem xét tất cả các quy trình nghiệp vụ, tài sản khi thực hiện kiểm toán nội bộ; được tiếp cận, phỏng vấn tất cả cán bộ, nhân viên của đơn vị về các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm toán.

3. Được nhận tài liệu, văn bản, biên bản họp của các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này và các bộ phận chức năng khác có liên quan đến công việc của kiểm toán nội bộ.

4. Được tham dự các cuộc họp nội bộ theo quy định của pháp luật hoặc theo quy định tại Điều lệ, quy định nội bộ của đơn vị.

5. Được giám sát, đánh giá và theo dõi các hoạt động sửa chữa, khắc phục, hoàn thiện của lãnh đạo các đơn vị, bộ phận đối với các vấn đề mà kiểm toán nội bộ đã ghi nhận và có khuyến nghị.

6. Được bảo vệ an toàn trước hành động bất hợp tác của bộ phận/đơn vị được kiểm toán.

7. Được đào tạo để nâng cao năng lực cho nhân sự trong bộ phận kiểm toán nội bộ.

8. Được chủ động thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt.

9. Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.”

Nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ

Bất kỳ khi bạn làm một việc nào đó tại bất kỳ một nơi nào thì điều có các nguyên tắc mà bạn phải được biết trước và tiến hành việc tuân thủ tuyệt đối. Và đối với kiểm toán nội bộ cũng vậy, việc kiểm toán phải ưu tiên hàng đầu tính độc lập, tính khác quan và tuân thủ tuyệt đối pháp luật Việt Nam. Đây là ba nguyên tắc hàng đầu mà bất kỳ một người auditor kiểm toán nào cũng phải thuộc nằm lòng và khắc cốt ghi tâm khi bắt đầu tiến hành công việc kiểm toán.

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ như sau:

“1. Tính độc lập: Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được đồng thời đảm nhận các công việc thuộc đối tượng của kiểm toán nội bộ. Đơn vị phải đảm bảo rằng kiểm toán nội bộ không chịu bất cứ sự can thiệp nào trong khi thực hiện nhiệm vụ báo cáo và đánh giá.

2. Tính khách quan: Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đảm bảo khách quan, chính xác, trung thực, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.

3. Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kiểm toán nội bộ.”

Các trường hợp bắt buộc kiểm toán nội bộ

Tại Việt Nam, sẽ có một số trường hợp pahps luật quy định bắt buộc phải có sự kiểm toán nội bộ lẫn nhau để đảm bảo tính minh bạc trong các chỉ số phát triển doanh nghiệp. Hiện nay theo quy định, sẽ có 03 trường hợp tại Việt Nam bắt buộc phải có sự kiểm toán nội bộ có thể là kiểm toán nội bộ hàng năm hoặc theo quý theo năm năm. Đó là các trường hợp doanh nghiệp có vốn sở hữu nhà nước, doanh nghiệp nhà nước có công ty con, công ty đã niêm yết.

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về công tác kiểm toán nội bộ đối với các doanh nghiệp như sau:

“1. Các đơn vị sau đây phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ:

a) Công ty niêm yết;

b) Doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con;

c) Doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.

2. Các doanh nghiệp không quy định tại khoản 1 Điều này được khuyến khích thực hiện công tác kiểm toán nội bộ.

3. Các doanh nghiệp quy định tại Điều này có thể đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện hoạt động kiểm toán theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ. Trường hợp doanh nghiệp đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ và các yêu cầu nhằm đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định này.

Việc đi thuê thực hiện kiểm toán nội bộ của các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.”

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định về kiểm toán nội bộ chuẩn pháp lý“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Chế độ phụ cấp công vụ mới nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Mục tiêu của kiểm toán nội bộ như thế nào?

Thông qua các hoạt động kiểm tra, đánh giá và tư vấn, kiểm toán nội bộ đưa ra các đảm bảo mang tính độc lập, khách quan và các khuyến nghị về các nội dung sau đây:
– Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đã được thiết lập và vận hành một cách phù hợp nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý các rủi ro của đơn vị.
– Các quy trình quản trị và quy trình quản lý rủi ro của đơn vị đảm bảo tính hiệu quả và có hiệu suất cao.
– Các mục tiêu hoạt động và các mục tiêu chiến lược, kế hoạch và nhiệm vụ công tác mà đơn vị đạt được.

Công tác kiểm toán nội bộ đối với cơ quan nhà nước?

– Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ tại bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các đơn vị trực thuộc bao gồm cả đơn vị sự nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ tại Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– Việc thực hiện công tác kiểm toán nội bộ ở các đơn vị nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải đảm bảo nguyên tắc không tăng biên chế, không phát sinh đầu mối mới.

Công tác kiểm toán nội bộ đối với đơn vị sự nghiệp công lập?

Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên: có tổng quỹ tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương của số người lao động hiện có (bao gồm: số biên chế có mặt, lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ và lao động hợp đồng chuyên môn khác) trong một năm từ 20 tỷ đồng trở lên hoặc sử dụng từ 200 người lao động trở lên phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm