Quy định về người nước ngoài di chuyển nội bộ như thế nào?

bởi Nguyen Duy
Quy định về người nước ngoài di chuyển nội bộ

Trong thời buổi kinh tế hội nhập thì không hiếm các công ty có nguồn gốc và trụ sở chính ở nước ngoài đến Việt Nam để thành lập chi nhánh. Tuy nhiên, các chi nhánh này dù thành lập ở Việt Nam đa phần điều chịu sự quản lý chính từ các trụ sở nước ngoài. Cũng không hiếm các trường hợp các công ty nước ngoài cử người về chi nhánh để quản lý và điều hành bằng cách di chuyển nội bộ doanh nghiệp. Vậy quy định về người nước ngoài di chuyển nội bộ năm 2023 ra sao? Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Căn cứ pháp lý

Quy định về người nước ngoài di chuyển nội bộ

Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục.

(Hiện hành, Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định: ”… đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng”).

Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải) thì không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Nghị định 152/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2021.

Những người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp nào không thuộc diện cấp giấy phép lao động?

Trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động như sau:

Trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
..

  1. Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải.

    Theo quy định trên, nhưng người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới sẽ không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Và 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới gồm:

  • Kinh doanh,
  • Thông tin,
  • Xây dựng,
  • Phân phối,
  • Giáo dục,
  • Môi trường,
  • Tài chính,
  • Y tế,
  • Du lịch,
  • Văn hóa giải trí;
  • Vận tải.

Người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp có được đóng BHXH?

Quy định về người nước ngoài di chuyển nội bộ

Những người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp được hiểu là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của 01 doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại tại Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước ít nhất 12 tháng liên tục.

Về vấn đề tham gia BHXH của người nước ngoài, khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tham gia BHXH bắt buộc nếu có đồng thời hai điều kiện sau:

  • Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề.
  • Có hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Cùng với đó, điểm a khoản 2 Điều này cũng nêu rõ:

  1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

Như vậy, những lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp sẽ không phải đóng BHXH bắt buộc.

Những lưu ý trong quá trình làm giấy phép lao động cho người lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp

Nhìn chung, thủ tục đề nghị giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp cũng không có nhiều khác biệt so với quy trình xin giấy phép lao động thông thường. Tuy nhiên, để quá trình đó diễn ra trơn tru và thuận tiện nhất, người làm hồ sơ nên làm theo quy trình như sau:

Bước 1: Xin văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép lao động
Bước 3: Nộp hồ sơ và đợi kết quả
Bước 1: Xin văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài
Đây là điều kiện, thủ tục rất quan trọng để xin được giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp. Theo quy định, trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày người nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc,, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ xin công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài lên cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ bao gồm 01 mẫu giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài và 01 bản sao giấy đăng ký hoạt động của Doanh nghiệp. Trong vòng 10 ngày làm việc, cơ quan chức năng sẽ tiến hành xử lý hồ sơ và trả kết quả. Trường hợp không thể thông qua sẽ có văn bản giải trình lý do cụ thể.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép lao động
Sau khi xin được văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, người lao động nước ngoài hay cơ quan sử dụng lao động cần tiến hành chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động. Về cơ bản, hồ sơ xin giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị các loại giấy tờ tương tự như các trường hợp thông thường. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng những loại văn bản, giấy tờ chứng minh chức vụ, kinh nghiệm làm việc, chứng chỉ,… có liên quan được cấp ở nước ngoài thì cần phải làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự và đi kèm bản dịch công chứng sang tiếng Việt.

Bước 3: Nộp hồ sơ và đợi kết quả
Hồ sơ sau khi được chuẩn bị sẽ cần nộp lên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp tỉnh/ Thành phố trực thuộc trung ương (nơi người lao động làm việc) trước ít nhất 15 ngày, tính từ thời điểm người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu công việc tại Việt Nam.

Sau khi nộp hồ sơ, cơ quan hành chính có thẩm quyền sẽ xử lý và hẹn trả kết quả trong vòng 05 ngày làm việc. Nếu hồ sơ hay quy trình không hợp lệ thì sẽ có văn bản giải thích rõ lý do.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Quy định về người nước ngoài di chuyển nội bộ chúng tôi cung cấp dịch vụ thành lập công ty cho người nước ngoài Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Quy định về người nước ngoài di chuyển nội bộ”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý như bảng giá tách thửa đất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có trách nhiệm gì?

Căn cứ vào Điều 153 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài
Người lao động nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Thời hạn của giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài là bao lâu?

Căn cứ vào Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hạn của giấy phép lao động
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:
Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.
Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.
Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.
Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
Theo đó, thời hạn của giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài được xác định theo quy định trên.

Khi nào cần gia hạn giấy phép lao động?

Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Lao động 2019, Thời hạn của giấy phép lao động đối với lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm.
Do đó, sau 02 năm, người lao động cần phải xin gia hạn giấy phép lao động

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm