Quy định về phụ cấp Bí thư chi bộ như thế nào?

bởi Ngọc Gấm
Quy định về phụ cấp Bí thư chi bộ tại Việt Nam năm 2024

Chi bộ là một trong những đại diện của Đảng tại các địa phương nhằm giúp cho người dân có thể gần gủi hơn với Đảng. Chi bộ được điều hành bởi Bí thư chi bộ, người có chức danh, nhiệm vụ, quyền hạn nhất định tại chi bộ của mình. Để khuyến khích nhiều người tham gia ứng cử chức danh Bí thư chi bộ, pháp luật Việt Nam quy định chức danh này hàng tháng sẽ lãnh được những phụ cấp nhất định. Vậy quy định về phụ cấp Bí thư chi bộ tại Việt Nam năm 2024 như thế nào?

Để giải đáp thắc mắc đó, LSX mời quý đọc giả tham khảo bài viết sau của chúng tôi.

Bí thư chi bộ là gì?

Bí thư chị bộ chính là cán bộ chuyên trách về công tác Đảng tại Việt Nam. Là đại diện điển hình của các cấp Đảng cơ sở tại cấp địa phương nhằm giúp cho Đảng và nhân dân trở nên gần gũi hơn bao giờ hết, giúp cho những mục tiêu chính trị của Đảng được đến với nhân dân một cách dễ dàng. Bí thư chi bộ đóng vai trò như một cánh tay nói dài của Đảng ủy cấp trên xuống các đơn vị Chi bộ cấp dưới.

Theo Điều 5 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV quy định về bí thư chi bộ như sau:

“1. Chức trách: là cán bộ chuyên trách công tác Đảng ở Đảng bộ, chi bộ (nơi chưa thành lập Đảng bộ) xã, phường, thị trấn, có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ, cùng tập thể đảng uỷ, chi uỷ lãnh đạo toàn diện đối với hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc thực hiện đường lỗi, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trên địa bàn xã,phường, thị trấn.”

Theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Quy định 98-QĐ/TW quy định về bí thư chi bộ như sau:

“5- Xây dựng cấp ủy có đủ phẩm chất, năng lực, hoạt động có hiệu quả, được đảng viên, quần chúng tín nhiệm. Nói chung, bí thư cấp ủy phải là cán bộ lãnh đạo của cơ quan, tiêu biểu cho đảng bộ, chi bộ, đoàn kết, tập hợp được cán bộ, đảng viên và quần chúng.”

Tiêu chuẩn của một bí thư chi bộ tại Việt Nam là gì?

Để có thể trở thành một bí thư chi bộ tại Việt Nam thì ngoài điều kiện tiên quyết bạn là Đảng viên, bản thân người ứng cử vị trí bí thư chi bộ cần phải đáp ứng được một số tiêu chuẩn nhất định về mặt pháp luật. Chẳng hạn như muốn trở thành một bí thư thì người ứng cử không được quá 45 tuổi, học vấn phải từ bậc trung học phổ thông trở lên và phải có bằng trung cấp chính trị từ cấp trung cấp trở lên.

“4. Tiêu chuẩn cụ thể:

+ Tuổi đời: Không quá 45 tuổi khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.

+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông.

+ Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp chính trị trở lên.

+ Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng và đô thị có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. ở khu vực miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn (tương đương trình độ sơ cấp trở lên), nếu tham gia giữ chức vụ lần đầu phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. Đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế.”

Quy định về phụ cấp Bí thư chi bộ tại Việt Nam năm 2024
Quy định về phụ cấp Bí thư chi bộ tại Việt Nam năm 2024

Quy định về phụ cấp Bí thư chi bộ tại Việt Nam năm 2024

Quy định về phụ cấp Bí thư chi bộ tại Việt Nam hiện nay sẽ gắn liền với mức lương cơ sở và sẽ được nhân theo hệ số phụ cấp được ban hành. Ví dụ vào năm 2023 quy định về mức lương của bí thư chi bộ sẽ bằng 0,30 (hệ số lương) nhân cho mức lương cơ sở. Từ đó ta biết được mức phụ cấp bí thư chi bộ vào năm 2023 sẽ là 540,000 đồng. Đây là mức phụ cấp không quá thấp và cũng không quá cao, tuy nhiên khi có được phụ cấp này các bí thư sẽ có thêm động lực cống hiến cho công việc mà bản thân đang được giao phó.

Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã như sau:

“Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo so với mức lương cơ sở như sau:

1. Bí thư Đảng ủy: 0,30.”

Theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 quy định về mức lương cơ sở như sau:

“Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng;”

Nhiệm vụ của bí thư chi bộ được quy định như thế nào?

Để biết được một chức danh như bí thư chi bộ sẽ phải làm gì thì quý đọc giả có thể tìm hiểu về nhiệm vụ của một bí thư chi bộ tại Việt Nam. Trong đó pháp luật quy định cụ thể, bí thư chi bộ phải là người nắm rõ các quy định của Đảng, là người chủ trf các cuộc họp Ban chấp hành, lãnh đạo cơ sở Đảng trong công tác kiểm tra, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ mình tại các cấp địa phương.

Theo Điều 5 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV quy địn về nhiệm vụ của bí thư chi bộ như sau:

“2. Nhiệm vụ của Bí thư:

+ Nắm vững Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết vàchỉ thị của cấp trên và chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cấp mình; nắm vững nhiệm vụ trọng tâm, giải quyết có hiệu quả công việc đột xuất; nắm chắc và sát tình hình đảng bộ, tổ chức đảng trực thuộc và của nhân dân trên địa bàn; chịu trách nhiệm chủ yếu về các mặt công tác của đảng bộ.

+ Chủ trì cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và chỉ đạo việc chuẩn bị xây dựng nghị quyết của đảng bộ, của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nghị quyết đó.

+ Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo,chỉ đạo hoạt động và giữ vai trò trung tâm đoàn kết giữ vững vai trò lãnh đạo toàn diện đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn.

+ Lãnh đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, của đảng bộ, của Ban Chấp hành và Ban Thườngvụ Đảng uỷ.”

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

LSX tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng về đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Quy định về phụ cấp Bí thư chi bộ tại Việt Nam năm 2024. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu dịch vụ về soạn thảo đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Tiêu chuẩn trở thành Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh?

– Độ tuổi: Theo quy định của luật, điều lệ tổ chức và quy định của tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương.
– Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
– Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp luật, điều lệ tổ chức có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật, điều lệ đó;
– Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên. Trường hợp luật, điều lệ tổ chức có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật, điều lệ đó;
– Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Đảng, của tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.

Công việc của Phó bí thư chi bộ là gì?

– Thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và của Bí thư Đảng ủy cấp xã;
– Giúp Bí thư Đảng ủy cấp xã chỉ đạo hoạt động của Đảng ủy cấp xã trong phạm vi được phân công; ký các văn bản khi được phân công; giải quyết các công việc của Đảng ủy cấp xã khi được Bí thư Đảng ủy cấp xã ủy nhiệm;
– Chủ trì hoặc tham gia các hội nghị, cuộc họp khi được Bí thư Đảng ủy phân công; triệu tập và chủ tọa các cuộc họp định kỳ, đột xuất theo phân công của Bí thư Đảng ủy cấp xã hoặc theo quy định tại quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;
– Trực tiếp thực hiện các ý kiến chỉ đạo khác của Bí thư Đảng ủy hoặc theo quy định tại quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;
– Các nhiệm vụ khác theo quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.

Nguyên tắc hoạt động chi bộ cấp xã?

– Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của cấp ủy đảng.
– Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
– Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức vụ, chức danh, số lượng và vị trí việc làm của cán bộ, công chức cấp xã; số lượng và chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm