Chào Luật sư X, tôi vừa mới chuyển từ TP.HCM ra Hà Nội để sinh sống và làm việc, trước cửa nhà tôi có một cái cây to có sẵn trước khi tôi chuyển đến, cái cây này có cành khá to hướng vào nhà tôi nên tôi muốn cắt tỉa đi để tránh nguy hiểm vào mùa mưa bão nhưng không biết làm thế có vi phạm không? Cho tôi hỏi quy định về quản lý cây xanh đô thị Hà Nội được quy định như thế nào? Xin được tư vấn.
Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật quy hoạch đô thị năm 2009
- Nghị định 64/2010/NĐ-CP
- Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND
Quy định về quản lý cây xanh đô thị
Theo quy định tại điều 68 Luật quy hoạch đô thị năm 2009 quy định chi tiết hơn về nội dung quản lý cây xanh, công viên, cảnh quan tự nhiên và mặt nước như sau:
– Công viên, vườn hoa, cây xanh trong đô thị có giá trị về văn hoá, lịch sử, cảnh quan tự nhiên, cảnh quan đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền đưa vào danh mục quản lý hoặc được xác định trong quy hoạch phải được giao cho tổ chức, cá nhân quản lý.
– Việc xây dựng công viên, vườn hoa, trồng cây xanh theo quy hoạch đô thị phải đáp ứng các yêu cầu về sử dụng, mỹ quan, an toàn, môi trường đô thị; không làm hư hỏng các công trình cơ sở hạ tầng trên mặt đất, trên không, dưới mặt đất.
– Không được lấn chiếm hồ, mặt nước tự nhiên hoặc thay đổi các đặc điểm địa hình khác, gây ảnh hưởng xấu đến điều kiện tự nhiên và cảnh quan đô thị.
– Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ công viên, vườn hoa, cây xanh, mặt nước và các khu vực tự nhiên khác trong đô thị. Việc chặt, phá, di dời cây xanh trong danh mục quản lý; san lấp, thay đổi địa hình các khu vực tự nhiên phải được cơ quan quản lý có thẩm quyền cho phép.
Nguyên tắc về quản lý cây xanh đô thị
Việc quản lý cây xanh đô thị phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định 64/2010/NĐ-CP như sau:
– Chính phủ thống nhất quản lý cây xanh đô thị, có phân công, phân cấp trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
– Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị nhằm mục đích phục vụ lợi ích cộng đồng.
– Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch; trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ quản lý cây xanh đô thị.
– Việc quản lý, phát triển cây xanh đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị, quy chuẩn kỹ thuật đồng thời góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
– Khi triển khai xây dựng khu đô thị mới, chủ đầu tư phải đảm bảo quỹ đất cây xanh; cây xanh được trồng phải đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây trồng theo quy hoạch chi tiết khu đô thị mới đã được phê duyệt đồng thời phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh đến khi bàn giao cho cơ quan quản lý theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Khi xây dựng mới đường đô thị phải trồng cây xanh đồng bộ với việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Khi cải tạo, nâng cấp đường đô thị, các công trình đường ống kỹ thuật hoặc khi tiến hành hạ ngầm các công trình đường dây, cáp nổi tại các đô thị có liên quan đến việc bảo vệ, chặt hạ, dịch chuyển, trồng mới cây xanh, chủ đầu tư phải thông báo cho cơ quan quản lý cây xanh trên địa bàn biết để giám sát thực hiện. Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải tuân thủ theo Điều 14 của Nghị định này.
Nguyên tắc quản lý hệ thống cây xanh đô thị tại Hà Nội
Theo quy định tại điều 3 Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội quy định về Nguyên tắc quản lý hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn thú như sau:
– Toàn bộ hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn thú trên địa bàn Thành phố được xác định là một bộ phận của hạ tầng đô thị do Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý.
– Khi lập quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch chi tiết các khu đô thị, khu dân cư, dự án xây dựng phát triển hạ tầng đô thị trên địa bàn Thành phố phải xác định tỷ lệ, diện tích đất cây xanh và quy hoạch hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam và tiêu chuẩn quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng và các văn bản quy định hiện hành khác.
– Việc xây dựng mới, cải tạo nâng cấp công viên, vườn hoa, vườn thú và hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố phải phù hợp với quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và những quy định hiện hành khác.
– Việc lựa chọn chủng loại và trồng cây xanh phải phù hợp điều kiện khí hậu thổ nhưỡng, cảnh quan không gian kiến trúc đô thị, đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường đô thị, không làm hư hỏng hoặc ảnh hưởng các công trình hạ tầng kỹ thuật và dưới mặt đất, trên không và theo danh mục cây xanh được trồng trong đô thị.
– Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý, bảo vệ, chăm sóc cây xanh trước mặt nhà, trong khuôn viên, phát hiện và thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý xử lý cây nguy hiểm và ngăn chặn các hành vi gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây xanh đô thị.
– Khi cấp phép mở đường, vỉa hè, hạ hè, cắt xén dải phân cách để đấu nối giao thông tại dải phân cách có bồn hoa, thảm cỏ, cây xanh và công viên, vườn hoa cần lựa chọn phương án tối ưu hạn chế việc chặt hạ, di chuyển cây, phải có ý kiến thỏa thuận của Sở Xây dựng.
– Khi cấp phép đặt biển quảng cáo trên dải phân cách có bồn hoa, thảm cỏ, cây xanh, công viên, vườn hoa phải có văn bản thỏa thuận của Sở Xây dựng.
– Thực hiện công việc trồng, chăm sóc cây xanh theo đúng quy trình và các quy định quản lý.
Các hành vi bị cấm trong công tác quản lý hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội
Theo quy định tại điều 17 Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
– Phá hoại cây xanh, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây dưới bất kỳ hình thức nào (đóng đinh, mọi hình thức quảng cáo và treo các vật dụng vào cây, chặt rễ cây, đổ rác, đổ chất độc hại, đốt gốc, đốt lửa đặt bếp quanh gốc cây, xây bục bệ bao quanh gốc cây, bóc vỏ cây, chặt cành, ngắt hoa, giăng dây, giăng đèn).
– Cắt tỉa, chặt hạ, dịch chuyển cây xanh không đúng quy định, không có giấy phép.
– Hoạt động không đúng mục đích, lấn chiếm, xây dựng, kinh doanh trái phép trong công viên, vườn hoa, vườn thú, trên dải phân cách, chăn thả gia súc trong công viên, vườn thú, vườn hoa, dải phân cách. Các hành vi làm mất mỹ quan, trật tự, vệ sinh môi trường và các hành vi liên quan đến tệ nạn xã hội.
– Các hành vi làm hư hỏng bồn hoa thảm cỏ, hạ tầng kỹ thuật trong công viên, vườn hoa, vườn thú, dải phân cách, khu đường quốc lộ và làm ảnh hưởng đến sinh tồn, phát triển của chim, thú.
– Các hành vi trang trí, tuyên truyền, quảng cáo không phép làm ảnh hưởng mỹ quan, các công trình kiến trúc, hoạt động của công viên, vườn hoa, vườn thú, dải phân cách.
– Săn bắn các loại động vật sống không đúng quy định.
– Sử dụng hồ nước, sử dụng đất trong công viên, vườn hoa, vườn thú, dải phân cách không theo quy định, không đúng mục đích.
– Trồng cây xanh không theo quy hoạch, không đúng chủng loại quy định.
– Các hành vi bị cấm khác làm hư hại đến hệ thống cây xanh, vi phạm pháp luật và nội quy bảo vệ công viên, vườn hoa, vườn thú.
– Các tổ chức, cá nhân quản lý hoặc được giao quản lý không thực hiện đúng các quy định về trồng cây, duy trì, chăm sóc cây xanh, công viên, vườn hoa, vườn thú, dải phân cách.
Có thể bạn quan tâm
- Quy định có làm căn cước công dân online được không năm 2022
- Đi làm căn cước công dân cần những gì theo quy định mới 2022
- Đi làm căn cước công dân ở đâu theo quy định năm 2022
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quy định về quản lý cây xanh đô thị Hà Nội năm 2022″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tra số mã số thuế cá nhân; thành lập công ty mới, điều chỉnh tên cha mẹ trong giấy khai sinh, xác nhận tình trạng hôn nhân…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định các cơ quan sau có trách nhiệm trong việc quản lý cây xanh đô thị: Trách nhiệm của các Bộ, ngành; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện; Trách nhiệm của Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo quy định tại điều 54 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt như sau:
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đục khoét, đóng đinh vào cây xanh, cắt cành cây, lột vỏ thân cây, phóng uế quanh gốc cây;
b) Chăm sóc, cắt tỉa cây không tuân thủ quy trình kỹ thuật.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đổ chất độc hại, vật liệu xây dựng vào gốc cây xanh; đun nấu, đốt gốc, xây bục, bệ quanh gốc cây;
b) Trồng cây xanh trên hè, dải phân cách, đường phố, nút giao thông hoặc khu vực công cộng không đúng quy định;
c) Trồng các loại cây trong danh mục cây cấm trồng hoặc cây trong danh mục cây trồng hạn chế khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
d) Ngăn cản việc trồng cây xanh theo quy định;
đ) Trồng cây xanh đô thị không đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, không đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây và bảo đảm an toàn.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự ý chặt hạ, dịch chuyển, đào gốc cây xanh đô thị hoặc chặt rễ cây xanh khi chưa được cấp phép.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu với hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều này;
b) Buộc trồng cây xanh đô thị đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, chủng loại, tiêu chuẩn cây với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.
Điều 19 Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội quy định về khen thương như sau:
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có thành tích chăm sóc, bảo vệ, phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, vườn thú thì tùy mức độ sẽ được khen thưởng theo quy định của Nhà nước và Thành phố.