Quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái

bởi Tình
Quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái

Xin chào Luật sư, tôi tên là Thanh Hà, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Hải Phòng. Tôi có thắc mắc cần được Luật sư giải đáp như sau: Hiện nay, tôi đọc được mấy bài báo rất thương tâm như cha mẹ bỏ rơi con giữa trời đêm có thời tiết lạnh, hay là cha mẹ không quan tâm, nuôi dưỡng con mà hay đánh đập, hành hạ cháu bé. Đọc mấy bài báo đó tôi cảm thấy rất bức xúc và khó chịu. Tôi muốn tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến vấn đề quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái như thế nào? Rất mong Luật sư hồi đáp. Tôi cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết “Quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái” dưới đây của LSX để nắm được quy định pháp luật về vấn đề này nhé!

Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con của cha mẹ là gì?

Cha mẹ có nghĩa vụ phải nuôi dưỡng, chăm sóc con, đồng thời cũng có những quyền hạn nhất định trong quá trình nuôi dưỡng đó. Để xem quyền và nghĩa vụ của cha mẹ có ngang nhau hay không và vấn đề này được quy định thế nào trong Luật, thì mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới đây của LSX.

Theo Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng như sau:

– Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

– Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng của con cái đối với cha mẹ như thế nào?

Pháp luật hôn nhân, gia đình ngoài quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái thì cũng quy định thêm về quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng của con đối với cha mẹ. Quyền và nghĩa vụ của con thể hiện sự biết ơn, kính trọng, hiếu thảo với đấng sinh thành của mình. Trường hợp nếu con cái không phụng dưỡng cha mẹ thì có những chế tài xử phạt nhất định.

Căn cứ theo Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái như thế nào?

Gia đình là một tập hợp những người thân cận gắn bó, sinh sống với nhau bởi quan hệ hôn nhân, huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng. Vậy nên, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nhất định với con cái của họ. Vấn đề này được quy định rõ ràng trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Đặc biệt kể cả trường hợp cha mẹ đã ly hôn thì vẫn phát sinh quyền, nghĩa vụ với con của họ. Để tìm hiểu sâu hơn về quy định pháp luật có liên quan, LSX mời bạn đọc nội dung dưới đây:

Căn cứ theo Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cha mẹ có nghĩa vụ: Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Đồng thời, cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. (khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

Sau khi ly hôn, cha mẹ có các quyền và nghĩa vụ như sau:

– Cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan. (Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

– Người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó. (Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

– Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. (khoản 2 Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

Căn cứ theo Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên: Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.

Những hành vi bị cấm của cha mẹ đối với con cái là gì?

Ngoài những quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái được quy định như ở trên, thì pháp luật còn có những quy định về các hành vi bị cấm của những bậc phụ huynh làm cha, làm mẹ với con của mình. Điều này được quy định rõ ràng và cụ thể trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình 2014 không chỉ quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái mà còn đưa ra những hành vi bị coi là cấm. Người làm cha mẹ không thể lợi dụng quyền của mình đối với con cái để gây tổn hại đến quyền lợi hợp pháp của con cũng như gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển”. Hành vi phân biệt giới tính giữa các thành viên trong gia đình sẽ bị xử phạt hành chính theo điều 13 quy định tại nghị định 55/2009/NĐ-CP như sau:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

c) Không chăm sóc, giáo dục, tạo điều kiện như nhau giữa nam và nữ trong gia đình về học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.”

Quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái

Việc phân biệt đối xử giữa con trai và con gái là trái với quy định của pháp luật. Con nào cũng là con, đều cần được bố mẹ yêu thương, tôn trọng và chăm lo, giáo dục tốt.

Ngoài ra, tại Điều 26, Chương II của Luật Trẻ em năm 2016 cũng quy định Quyền và Bổn phận của trẻ em: “Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em”.

Có thể thấy rằng quan hệ cha, mẹ và con vừa có ý nghĩa quan trọng về mặt pháp lí, vừa có ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội. Trong quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con; cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, dạy dỗ con, mặt khác, tuy nhiên vì nhiều lí do mà đôi khi cha, mẹ hoặc con chưa làm tròn bổn phận của mình.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Đổi tên đệm Tp Hồ Chí Minh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con thì có thể bị xử phạt như thế nào?

Việc cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em như sau: 
“Điều 21. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật;
b) Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hoặc bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em.”

Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu như thế nào?

Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu:
– Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.
– Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Quyền và nghĩa vụ của anh, chị, em trong gia đình như thế nào?

Tại Điều 105 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quy định quyền và nghĩa vụ của anh, chị, em: Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm