Quy định về tạm ứng hợp đồng xây dựng tại Việt Nam

bởi Ngọc Gấm
Quy định về tạm ứng hợp đồng xây dựng tại Việt Nam

Chào Luật sư, Công ty của tôi và công ty B hiện đang có ký kết một hợp đồng xây dựng nhà hút thuốc cho nhân viên, trong quá trình xây dựng thì công ty kía yêu cầu chúng tôi phải tạm ứng hợp đồng cho họ. Vậy Luật sư có thể cho tôi hỏi quy định về tạm ứng hợp đồng xây dựng tại Việt Nam như thế nào được không ạ?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về quy định về tạm ứng hợp đồng xây dựng tại Việt Nam. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Quy định về tạm ứng hợp đồng xây dựng

Tạm ứng trong hợp đồng xây dựng là một trong những quy định hầu như phải có trong hợp đồng, bởi hợp đồng xây dựng là một trong những hợp đồng có giá trị lớn chính vì thế mà trong quá trình xây dựng buộc phải phát sinh các chi phí tạm ứng. Tuy nhiên có một lưu ý mà các bên trong khi giao kết hợp đồng cần lưu ý là chỉ được tiến hành tạm ứng hợp đồng khi hợp đồng đã thực hiện có hiệu lực trên thực tế.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định về việc tạm ứng hợp đồng xây dựng như sau:

– Việc tạm ứng hợp đồng chỉ được thực hiện sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực, riêng đối với hợp đồng thi công xây dựng thì phải có cả kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có) tương ứng với giá trị của từng loại tiền mà các bên đã thỏa thuận.

– Mức tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng phải được các bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng. Mức tạm ứng và số lần tạm ứng hợp đồng xây dựng phải được ghi cụ thể trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc trong dự thảo hợp đồng xây dựng gửi cho bên nhận thầu để bên nhận thầu làm cơ sở tính toán giá dự thầu, giá đề xuất.

Tạm ứng hợp đồng xây dựng được hiểu là gì?

Tạm ứng hợp đồng xây dựng được hiểu đơn giản là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước cho bên thầu với mức lãi suất bằng không để bên nhà thầu có được kinh phí thực hiện dự án và sau khi hoàn thành công trình số tiền tạm ứng đó sẽ được coi là một số tiền trả trước cho bên nhà thầu và bên giao thầu chỉ việc thanh toán nốt khoản tiền còn lại sau khi trừ xong tất cả các chi phí tạm ứng.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định về việc tạm ứng hợp đồng xây dựng như sau:

– Tạm ứng hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước không lãi suất cho bên nhận thầu để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng.

Quy định về tạm ứng hợp đồng xây dựng tại Việt Nam
Quy định về tạm ứng hợp đồng xây dựng tại Việt Nam

Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng

Theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định về việc bảo lãnh tạm ứng hợp đồng xây dựng như sau:

– Đối với hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng, trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị và loại tiền tương đương khoản tiền tạm ứng hợp đồng. Không bắt buộc phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đối với các hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng và các hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện bao gồm cả hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu.

– Trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì từng thành viên trong liên danh phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng cho từng thành viên, trừ trường hợp các thành viên trong liên danh thỏa thuận để nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo lãnh tạm ứng hợp đồng cho bên giao thầu.

– Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi bên giao thầu đã thu hồi hết số tiền tạm ứng. Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm dần tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa các bên.

Mức tạm ứng hợp đồng bao nhiêu phần trăm?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định về việc bảo lãnh tạm ứng hợp đồng xây dựng như sau:

– Mức tạm ứng hợp đồng không được vượt quá 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết (bao gồm cả dự phòng nếu có), trường hợp đặc biệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép hoặc Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh; Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn, tổng công ty đối với trường hợp Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ; mức tạm ứng tối thiểu được quy định như sau:

a) Đối với hợp đồng tư vấn:

– 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ đồng.

– 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ đồng.

b) Đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình:

– 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng.

– 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng.

– 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng.

c) Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EC, EP, PC và EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: 10% giá hợp đồng.

d) Trường hợp các bên thỏa thuận tạm ứng ở mức cao hơn mức tạm ứng tối thiểu nêu tại Điểm a, b, c Khoản này, thì phần giá trị hợp đồng tương ứng với mức tạm ứng hợp đồng vượt mức tạm ứng tối thiểu sẽ không được điều chỉnh giá kể từ thời điểm tạm ứng.

đ) Tiền tạm ứng được thu hồi dần qua các lần thanh toán, mức thu hồi của từng lần do hai bên thống nhất ghi trong hợp đồng nhưng phải bảo đảm tiền tạm ứng được thu hồi hết khi giá trị thanh toán đạt 80% giá hợp đồng đã ký kết.

Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định về việc bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng như sau:

– Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng là việc bên nhận thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian thực hiện hợp đồng; khuyến khích áp dụng hình thức bảo lãnh.

– Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải được nộp cho bên giao thầu trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực theo đúng thỏa thuận của các bên về giá trị, loại tiền, phương thức bảo đảm; theo mẫu được bên giao thầu chấp nhận và phải có hiệu lực cho đến khi bên nhận thầu đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc sau khi bên giao thầu đã nhận được bảo đảm bảo hành đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng và cung cấp thiết bị. Riêng hợp đồng tư vấn xây dựng, hợp đồng giao khoán nội bộ, hợp đồng xây dựng thuộc các chương trình mục tiêu do các hộ dân thực hiện và những hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện không bắt buộc bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng.

– Trường hợp bên nhận thầu là nhà thầu liên danh thì từng thành viên phải nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho bên giao thầu, mức bảo đảm tương ứng với phần giá trị hợp đồng mà mỗi thành viên thực hiện. Nếu liên danh có thỏa thuận nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng thì nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo đảm cho bên giao thầu, từng thành viên nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho nhà thầu đứng đầu liên danh tương ứng với giá trị hợp đồng do mình thực hiện.

– Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng, phương thức bảo đảm phải được quy định trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu. Mức bảo đảm thực hiện hợp đồng được xác định trong khoảng từ 2% đến 10% giá hợp đồng xây dựng; trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận.

– Bên nhận thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực và các trường hợp vi phạm khác được quy định trong hợp đồng.

– Bên giao thầu phải hoàn trả cho bên nhận thầu bảo đảm thực hiện hợp đồng sau khi bên nhận thầu đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc đã chuyển sang nghĩa vụ bảo hành và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm bảo hành đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng và cung cấp thiết bị.

Bảo đảm thanh toán hợp đồng xây dựng

Bảo đảm thanh toán hợp đồng xây dựng là một trong những vấn đề quan trọng cần được xác định ngay từ thời điểm ban đầu khi thực hiện hợp đồng xây dựng. Nhà thầu có quyền yêu cầu bên giao thầu đảm bảo các yêu cầu về thanh toán tiền công trình theo các đợt khác nhau với những số tiền khác nhau. Tuy nhiên tất cả các vấn đề liên quan đến việc thanh toán phải được ghi nhận rõ ràng.

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định về bảo đảm thanh toán hợp đồng xây dựng như sau:

– Bảo đảm thanh toán hợp đồng xây dựng là việc bên giao thầu thực hiện các biện pháp nhằm chứng minh khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng xây dựng đã ký kết với bên nhận thầu thông qua các hình thức như kế hoạch bố trí vốn được phê duyệt, bảo đảm của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng, hợp đồng cung cấp tín dụng hoặc thỏa thuận cho vay vốn với các định chế tài chính.

– Trước khi ký kết hợp đồng xây dựng, bên giao thầu phải có bảo đảm thanh toán phù hợp với tiến độ thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nghiêm cấm bên giao thầu ký kết hợp đồng xây dựng khi chưa có kế hoạch vốn để thanh toán theo thỏa thuận thanh toán trong hợp đồng, trừ các công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Quy định về tạm ứng hợp đồng xây dựng tại Việt Nam. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý như Tranh chấp đất đai cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Hình thức hợp đồng xây dựng tại Việt Nam?

Theo hình thức giá hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau:

– Hợp đồng trọn gói;

– Hợp đồng theo đơn giá cố định;

– Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;

– Hợp đồng theo thời gian;

– Hợp đồng theo giá kết hợp là hợp đồng xây dựng sử dụng kết hợp các loại giá hợp đồng nêu từ Điểm a đến Điểm d Khoản này.
– Hợp đồng theo chi phí cộng phí;

– Hợp đồng xây dựng khác.”

Hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý khi nào?

Hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Người tham gia ký kết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
– Đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng quy định tại Điều 4 Nghị định này;
– Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.

Nội dung quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng?

Tùy theo loại hợp đồng xây dựng, nội dung quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng bao gồm:
– Quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng;
– Quản lý về chất lượng;
– Quản lý khối lượng và giá hợp đồng;
– Quản lý về an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ;
– Quản lý điều chỉnh hợp đồng và các nội dung khác của hợp đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm