Hợp đồng xây dựng là loại hợp đồng quen thuộc với nhiều người. Bất kì một công trình xây dựng nào trước giai đoạn thi công cũng cần có bước kí kết hợp đồng. Vậy bản chất của hợp đồng xây dựng là gì? Hợp đồng xây dựng có những điều khoản nào? Quy định của pháp luật về thanh lý hợp đồng xây dựng ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng xây dựng là gì ?
Hợp đồng xây dựng là hợp đồng giữa bên nhận thầu và bên giao thầu, theo đó, bên nhận thầu có nghĩa vụ thực hiện và bàn giao cho bên giao thầu một phần hoặc toàn bộ công trình xây dựng theo đúng yêu cầu của bên giao thầu trong thời hạn nhất định, còn bên giao thầu có nghĩa vụ giao cho bên nhận thầu các số liệu, tài liệu, yêu cầu về khảo sát, thiết kế, mặt bằng xây dựng, vật liệu xây dựng và vốn đầu tư đúng tiến độ, đồng thời có nghĩa vụ nghiệm thu và thanh toán khi công trình hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ.
Chủ thể của hợp đồng xây dựng gồm bên giao thầu và bên nhận thầu. Bên giao thầu là doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hay đơn vị vũ trang nhân dân có vốn đầu tư và có nhu cầu xây dựng. Bên nhận thầu là doanh nghiệp xây dựng có đăng kí kinh doanh hành nghề xây dựng và phải đảm bảo năng lực về chuyên môn, kĩ thuật, kinh nghiệm và tài chính.
Hợp đồng thầu xây dựng phải kí kết bằng văn bản với các nội dung như điều khoản định nghĩa, giải thích từ, thuật ngữ được sử dụng trong hợp đồng; điều khoản xác định tài liệu, văn kiện cấu thành hợp đồng, điều khoản đối tượng sản phẩm của hợp đồng, các công việc cụ thể mà các bên phải thực hiện; điều khoản chất lượng; điều khoản giá trị hợp đồng; điều khoản thời gian nghiệm thu, bàn giao, thanh toán…
Hợp đồng xây dựng có nhiều loại. Dựa vào nội dung cụ thể của hợp đồng có hợp đồng khảo sát địa điểm dự kiến xây dựng công trình; hợp đồng lập luận chứng kinh tế – kĩ thuật cho công trình; hợp đồng thiết kế công trình; hợp đồng xây lắp công trình… Dựa vào phương thức thực hiện hợp đồng có hợp đồng trọn gói, hợp đồng chìa khoá trao tay, hợp đồng có điều chỉnh giá.
Đặc điểm của hợp đồng xây dựng
Thứ nhất, về chủ thể: bao gồm bên giao thầu bên nhận thầu
+ Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính.
+ Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu.
Thứ hai, về hình thức hợp đồng xây dựng được lập thành văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.
Điều kiện chung của hợp đồng xây dựng là tài liệu kèm theo hợp đồng quy định quyền, nghĩa vụ cơ bản và mối quan hệ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng.
Phân loại hợp đồng xây dựng
– Theo tính chất, nội dung công việc hợp đồng xây dựng có các loại sau: Hợp đồng tư vấn xây dựng; Hợp đồng thi công xây dựng công trình; Hợp đồng cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng; Hợp đồng thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng, hợp đồng chìa khoá trao tay và các loại Hợp đồng dân sự khác.
– Theo hình thức giá hợp đồng áp dụng, hợp đồng xây dựng có các loại sau: Hợp đồng trọn gói; Hợp đồng theo đơn giá cố định; Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh; Hợp đồng theo thời gian; Hợp đồng theo chi phí cộng phí; Hợp đồng theo giá kết hợp; Hợp đồng xây dựng khác; Hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước chỉ áp dụng các loại hợp đồng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 3 Điều 140 Luật Xây dựng năm 2014 hoặc kết hợp các loại hợp đồng này
– Theo mối quan hệ của các bên tham gia trong hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau: Hợp đồng thầu chính; Hợp đồng thầu phụ; Hợp đồng giao khoán; Hợp đồng xây dựng.
Nguyên tắc kí kết, thực hiện hợp đồng xây dựng
Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng gồm:
– Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
– Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;
– Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;
– Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thoả thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Đồng thời, Điều 4 Nghị định 37/2015/NĐ-CP còn quy định khi ký kết hợp đồng xây dựng ngoài việc phù hợp với các nguyên tắc đã dẫn thì còn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
– Tại thời điểm ký kết hợp đồng bên nhận thầu phải đáp ứng điều kiện năng lực hành nghề, năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với nhà thầu liên danh, việc phân chia khối lượng công việc trong thỏa thuận liên danh phải phù hợp với năng lực hoạt động của từng thành viên trong liên danh. Đối với nhà thầu chính nước ngoài, phải có cam kết thuê thầu phụ trong nước thực hiện các công việc của hợp đồng dự kiến giao thầu phụ khi các nhà thầu trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
– Chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư được ký hợp đồng với một hay nhiều nhà thầu chính để thực hiện công việc. Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng với nhiều nhà thầu chính thì nội dung của các hợp đồng này phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình thực hiện các công việc của hợp đồng để bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả đầu tư của dự án đầu tư xây dựng.
– Tổng thầu, nhà thầu chính được ký hợp đồng với một hoặc một số nhà thầu phụ, nhưng các nhà thầu phụ này phải được chủ đầu tư chấp thuận, các hợp đồng thầu phụ này phải thống nhất, đồng bộ với hợp đồng thầu chính đã ký với chủ đầu tư. Tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng các công việc đã ký kết, kể cả các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
– Giá ký kết hợp đồng không được vượt giá trúng thầu hoặc kết quả đàm phán, thương thảo hợp đồng xây dựng, trừ khối lượng phát sinh ngoài phạm vi công việc của gói thầu được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.
Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng gồm:
– Các bên hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác;
– Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật;
– Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
Quy định về thanh lý hợp đồng xây dựng
Thanh lý hợp đồng xây dựng khi nào?
Hợp đồng xây dựng được thanh lý trong hai trường hợp sau đây theo quy định của pháp luật:
- Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng;
- Hợp đồng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật. Tại Thông tư 09/2016/TT-BXD về hướng dẫn thi công xây dựng công trình thì hợp đồng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ tại Điều 17 và Điều 18 của Thông tư này (Tạm ngừng hoặc chấm dứt hợp đồng bởi bên nhận thầu/giao thầu).
Thời hạn thanh lý hợp đồng xây dựng:
Theo nguyên tắc chung thì thời hạn thanh lý hợp đồng xây dựng là do các bên tự thỏa thuận nhưng không được quá 56 ngày kể từ ngày thông báo chấm dứt hợp đồng, ngoại trừ các bên có thỏa thuận khác. Ngoài thời gian này, nếu một bên không làm thủ tục thanh lý hợp đồng thì bên kia được toàn quyền thanh lý.
Tuy nhiên có hai trường hợp ngoại lệ sau đây:
Hợp đồng xây dựng vốn nhà nước, thời hạn thanh lý hợp đồng xây dựng là 45 ngày kể từ các bên hợp đồng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc hợp đồng bị chấm dứt theo quy định tại khoản 2 Điều 145 Luật xây dựng 2014;
Hợp đồng xây dựng có quy mô lớn việc thanh lý hợp đồng có thể được kéo dài nhưng không quá 90 ngày.
Quy định về quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng
Vấn đề quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng được pháp luật quy định như sau:
Quyết toán hợp đồng là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xây dựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Căn cứ Khoản 2 Điều 22 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, hồ sơ quyết toán hợp đồng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp đồng, giá hợp đồng và thỏa thuận trong hợp đồng, bao gồm các tài liệu:
– Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc thuộc phạm vi hợp đồng và công việc phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng.
– Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (gọi là quyết toán A-B), trong đó nêu rõ giá trị công việc hoàn thành theo hợp đồng; giá trị khối lượng công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi công việc theo hợp đồng đã ký, giá trị đã thanh toán hoặc tạm thanh toán và giá trị còn lại mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu.
– Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng công trình đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng.
– Các tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng;
Điều 147 Luật Xây dựng 2014 quy định về quyết định, thanh lý hợp đồng xây dựng như sau:
Thứ nhất về trách nhiệm quyết toán hợp đồng xây dựng: bên nhận thầu có trách nhiệm quyết toán hợp đồng xây dựng với bên giao thầu phù hợp với loại hợp đồng và hình thức giá hợp đồng áp dụng. Nội dung quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.
Thứ hai về thời hạn thực hiện quyết toán: do các bên tự thỏa thuận, trừ hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước, thời hạn quyết toán hợp đồng không vượt quá 60 ngày, kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc của hợp đồng, bao gồm cả phần công việc phát sinh (nếu có) và hợp đồng xây dựng có quy mô lớn thì được phép kéo dài thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng nhưng không vượt quá 120 ngày.
Thứ ba, các trường hợp được thanh lý hợp đồng xây dựng là: Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng; hoặc Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật.
Thứ tư là về thời hạn thanh lý hợp đồng xây dựng: thời hạn thanh lý hợp đồng xây dựng do các bên hợp đồng thỏa thuận. Đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước, thời hạn thanh lý hợp đồng là 45 ngày kể từ ngày các bên hợp đồng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc hợp đồng bị chấm dứt theo quy định. Đối với hợp đồng xây dựng có quy mô lớn, việc thanh lý hợp đồng có thể được kéo dài nhưng không quá 90 ngày.
Như vậy, việc quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng được thực hiện phù hợp với quy định trên.
Lưu ý khi viết biên bản thanh lý hợp đồng thi công công trình xây dựng
– Khi thanh lý hợp đồng thi công công trình xây dựng cần căn cứ vào hợp đồng xây dựng đã kí trước đó nhằm xác định mức độ hoàn thành nghĩa vụ của các bên;
– Người đại diện ký biên bản thanh lý hợp đồng thi công công trình xây dựng phải là người có thẩm quyền;
– Các bên tự nguyện thỏa thuận rồi đi đến thống nhất những điều khoản trong hợp đồng thanh lý. Lưu ý: Bàn giao những gì, nghĩa vụ thanh toán phải được quyết toán tại thời điểm ký biên bản thanh lý,
– Có thể đưa hợp đồng thanh lý thi công công trình xây dựng ra công chứng.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở đơn giản
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở tư nhân mới nhất năm 2022
- Hợp đồng xây dựng theo quy định pháp luật hiện hành
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến “Quy định về thanh lý hợp đồng xây dựng“. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về cách nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư, tra cứu quy hoạch xây dựng, các thủ tục chuyển nhượng đất, tranh chấp quyền sử dụng đất hoặc muốn sử dụng soạn thảo hợp đồng mua bán đất đai;…quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline : 0833.102.102 để được nhận tư vấn.
Câu hỏi thường gặp
– Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc thuộc phạm vi hợp đồng và công việc phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng.
– Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (gọi là quyết toán A-B), trong đó nêu rõ giá trị công việc hoàn thành theo hợp đồng; giá trị khối lượng công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi công việc theo hợp đồng đã ký, giá trị đã thanh toán hoặc tạm thanh toán và giá trị còn lại mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu.
– Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng công trình đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng.
– Các tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng;
Trách nhiệm quyết toán hợp đồng xây dựng: bên nhận thầu có trách nhiệm quyết toán hợp đồng xây dựng với bên giao thầu phù hợp với loại hợp đồng và hình thức giá hợp đồng áp dụng. Nội dung quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.
Thời hạn thực hiện quyết toán: do các bên tự thỏa thuận, trừ hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước, thời hạn quyết toán hợp đồng không vượt quá 60 ngày, kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc của hợp đồng, bao gồm cả phần công việc phát sinh (nếu có) và hợp đồng xây dựng có quy mô lớn thì được phép kéo dài thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng nhưng không vượt quá 120 ngày.