Câu hỏi: Chào luật sư, công ty tôi là một cong ty xây dựng và vào tháng 8 năm nay thì công ty tôi có nhận được 2 đơn xây dựng công trình của các chủ đầu tư, tuy nhiên do đây là những công trình lớn nên công ty tôi đã quyết định thuê thêm một số nhà thầu phụ để làm các hạng mục nhỏ trong 2 công trình này, đến nay thì việc xây dựng cũng đã gần hoàn thành, luật sư cho tôi hỏi là” Quy định về thanh toán cho nhà thầu phụ” hiện nay như thế nào ạ?. Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, để giải đáp thắc mắc của mình cũng như tìm hiểu về các vấn đề liên quan thì mời bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của LSX nhé.
Sử dụng nhà thầu phụ thế nào là đúng quy định?
Thông thường trong các hạng mục công trình lớn thì nhà thầu chính khi tiến hành công việc thì sẽ thuê thêm một số đơn vị nhà thầu phụ bên ngoài để giúp việc cho mình và để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công việc. Vậy nên trong hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay cũng đã đưa ra các quy định liên quan đến nhóm đối tượng này.
Theo khoản 34, điều 4, Luật Đấu thầu 2013, nhà thầu phụ được định nghĩa như sau:
“Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được kí với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng trong gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu”. Nói cách khác, chúng ta có thể hiểu nhà thầu phụ là nhà thầu kí hợp đồng với nhà thầu chính để thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính.
Trong quy định về nhà thầu phụ còn có quy định về nhà thầu phụ đặc biệt; đây là khái niệm dùng để chỉ nhà thầu phụ được dùng nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất với nội dung sẽ thực hiện những công việc mang tính chất đặc biệt, quan trọng trong gói thầu.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 128 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, nhà thầu chính được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các nghĩa vụ của nhà thầu chính. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
Tại Khoản 8 Điều 89 Luật Đấu thầu quy định, “nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu có giá trị từ 10% trở lên hoặc dưới 10% nhưng trên 50 tỷ đồng (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) tính trên giá hợp đồng đã ký kết; chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng” thuộc hành vi bị cấm trong đấu thầu.
Quy định về thanh toán cho nhà thầu phụ
Theo quy định của pháp luật thì khi nhà thầu chính lựa chọn và kí kết hợp đồng với nhà thầu phụ thì nhóm đối tượng này sẽ phải thực hiện nội dung công việc theo hợp đồng đó, sau khi xong việc thì nhà thầu chính sẽ có nghĩa vụ phải tiến hành thanh toán tiền công cho nhà thầu phụ theo quy định.
Việc thanh toán, quyết toán hợp đồng xây dựng được thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết giữa các bên, phù hợp với hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và quy định của pháp luật áp dụng cho hợp đồng đó.
Tại khoản 3 Điều 9 Thông tư số 09/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình đã quy định: “Chủ đầu tư thanh toán trực tiếp cho nhà thầu phụ trên cơ sở đề xuất thanh toán của nhà thầu chính hoặc tổng thầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”.
Tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng đã quy định: “Hồ sơ quyết toán hợp đồng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp đồng và giá hợp đồng”.
Tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP đã quy định: “Hợp đồng thầu phụ là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ”.
Như vậy, việc lập hồ sơ hoàn công, thanh toán, quyết toán hợp đồng thầu chính là trách nhiệm của thầu chính với chủ đầu tư. Việc lập hồ sơ thanh toán, quyết toán hợp đồng thầu phụ là công việc giữa thầu chính và thầu phụ. Hồ sơ thanh toán, quyết toán hợp đồng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp đồng và giá hợp đồng.
Trường hợp chủ đầu tư thanh toán trực tiếp cho thầu phụ thì hồ sơ thanh toán của thầu phụ phải có sự xác nhận của thầu chính và thầu chính đề xuất thanh toán với chủ đầu tư.
Các bước thực hiện trong quy trình thanh toán cho nhà thầu phụ
Việc thanh toán chi phí nhân công hay chi phí nguyên vật liệu trong quá trình các nhà thầu phụ hoàn thành công việc theo hợp đồng đã được ký kết cho bên nhà thầu phụ là ngãi vụ bắt buộc của nhà thầu chính. vậy thì các bước thực hiện trong quy trình thanh toán cho nhà thầu phụ hiện nay ra sao?. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Bước 1: Lập chứng từ thanh toán cho nhà cung cấp
Đối với quy trình thanh toán cho nhà cung cấp – thầu phụ, nhà cung cấp và thầu phụ chính là đối tượng có trách nhiệm (người có nhu cầu thanh toán). Khi đó, nhà cung cấp cần phải lập chứng từ hay giấy đề nghị thanh toán và gửi về cho bộ phận kế toán làm căn cứ để thanh toán. Theo đó, chứng từ thanh toán cần cung cấp sẽ bao gồm:
- Phiếu đề nghị thực hiện việc thanh toán dành cho nhà cung cấp
- Những chứng từ gốc và một bản sao kèm theo
- Một tờ trình đã được giám đốc ký duyệt
- Hợp đồng kinh tế
- Một số loại chứng từ khác kèm theo
Bước 2: Tiếp nhận, kiểm chứng và thẩm định chứng từ kế toán
Đây là bước vô cùng quan trọng đối với quy trình thanh toán cho nhà thầu cung cấp – thầu phụ. Đối tượng trách nhiệm ở đây chính là kế toán.
Tại đây, mọi chứng từ kế toán đề phải được tập trung về bộ phận kế toán, sau đó họ sẽ tiến hành kiểm tra và xác minh tính pháp lý của các chứng từ.
Khi chứng từ kế toán đã được xác nhận đầy đủ điều kiện, thủ tục thanh toán sẽ được tiến hành bởi, sau đó sẽ trình lên ban lãnh đạo duyệt thanh toán theo quy định.
Bước 3: Duyệt chứng từ thanh toán
Ở giai đoạn này, kế toán trưởng và giám đốc là đối tượng chịu trách nhiệm. Sau khi trình lên kế toán trưởng ký duyệt thì sẽ đến giám đốc ký duyệt.
Trường hợp không đồng ý với chứng từ thì họ trả lại cho nhà cung cấp hoặc thầu phụ (người có nhu cầu thanh toán) và sẽ ghi rõ lý do. Kế toán sẽ tiến hành lập phiếu và hạch toán dựa vào chứng từ đề nghị thanh toán đã ký duyệt.
Bước 4: Tiến hành thanh thu, chi tiền
Trong quy trình thanh toán cho nhà cung cấp – thầu phụ, kế toán, thủ quỹ, nhà cung cấp và thầu phụ là các đối tượng có trách nhiệm trong giai đoạn này.
Kế toán sẽ lập phiếu chi trình kế toán trưởng ký duyệt, sau đó đến giám đốc ký duyệt. Căn cứ vào phiếu thu và phiếu chi đã được ký duyệt, kế toán sẽ tiến hành việc thu, chi tiền và ghi vào sổ quỹ. Cuối cùng là thủ quỹ sẽ chi tiền hoặc kế toán thanh toán chuyển ngân hàng.
Bước 5: Đối chiếu số liệu báo cáo
Đối chiếu số liệu báo cáo là bước không thể thiếu khi thực hiện quy trình thanh toán cho nhà cung cấp – thầu phụ. Mỗi ngày, thông qua sổ quỹ và lưu lại chứng từ đối chiếu, kế toán sẽ phải đối chiếu số dư tiền mặt với thủ quỹ.
Kế toán ngân hàng thì sẽ đối chiếu với sổ phụ của ngân hàng. Còn thủ quỹ sẽ báo cáo phần tồn quỹ mỗi ngày cho kế toán trưởng và giám đốc.
Bước 6: Lưu trữ hồ sơ
Lưu trữ hồ sơ chính là bước cuối cùng của quy trình thanh toán cho nhà cung cấp – thầu phụ. Tại đây, kế toán sẽ lưu các hóa đơn cũng như những loại chứng từ có liên quan đến thanh toán.
Đặc biệt, đối với những trường hợp như hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn chứng từ thì nhà cung cấp phải lập bảng kê mua hàng hóa không có hóa đơn hay chứng từ theo mẫu 01/TNDN của Thông tư 78/2014/TT-BTC, kèm theo đó đề nghị thanh toán.
Khuyến nghị
LSX tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật xây dựng đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ:
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về thanh toán cho nhà thầu phụ” Ngoài ra, chúng tôi có cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về chuyển đất ao sang thổ cư Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng
Câu hỏi thường gặp
Quy định về quản lý nhà thầu phụ theo khoản 2 Điều 128 Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau:
– Nhà thầu chính được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các nghĩa vụ của nhà thầu chính.
Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện;
– Nhà thầu chính không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
Việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất chỉ được thực hiện khi được chủ đầu tư chấp thuận;
– Nhà thầu chính chịu trách nhiệm lựa chọn, sử dụng các nhà thầu phụ có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu thực hiện các công việc được giao.
Trường hợp là nhà thầu phụ quan trọng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, việc đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ được thực hiện theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu;
– Nhà thầu chính chịu trách nhiệm thanh toán đầy đủ, đúng tiến độ cho nhà thầu phụ theo đúng thỏa thuận giữa nhà thầu chính với nhà thầu phụ.
Hiện nay, mặc dù ở trong Luật Đấu thầu năm 2013 không đề cập đến khái niệm về hợp đồng thầu phụ nhưng quy định tại điểm b, khoản 3, điều 4 Nghị định 37/2015/NĐ-CP lại có quy định về một trong những loại hợp đồng xây dựng được phân loại dựa vào mối quan hệ của các bên tham gia trong hợp đồng là hợp đồng thầu phụ. Cụ thể, hợp đồng thầu phụ là hợp đồng xây dựng được kí kết giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ. Trong khi đó, hợp đồng thầu chính lại là khái niệm dùng để chỉ loại hợp đồng được kí giữa chủ đầu tư với nhà thầu chính (tổng thầu).
Trên cơ sở khái niệm hợp đồng xây dựng là hợp đồng thầu phụ được quy định tại điểm b, khoản 3, điều 4 Nghị định 37/2015/NĐ – CP cùng với khái niệm về nhà thầu phụ tại khoản 36, điều 4 Luật Đấu thầu 2013, ta có thể hiểu rằng hợp đồng thầu phụ là loại hợp đồng được ký kết giữa nhà thầu chính (tổng thầu) với nhà thầy phụ, nhằm mục đích thoả thuận về việc thực hiện gói thầu mà nhà thầu đã có được sau quá trình đấu thầu. Hợp đồng thầu phụ là cơ sở để có thể xác định được phạm vi công việc, phần công việc, tỷ lệ phần trăm công việc mà nhà thầu phụ được thực hiện khi đã tham gia thực hiện gói thầy này và là cơ sở để có thể xác định được quyền và nghĩa vụ của nhà thầu chính (tổng thầu) với nhà thầu phụ trong việc thực hiện gói thầu.
Bên cạnh đó, do hợp đồng thầu phụ là căn cứ ghi nhận sự thoả thuận cũng như căn cứ xác lập quan hệ giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ nên mọi nội dung trong các hợp đồng thầu phụ đều đáp ứng yêu cầu là thống nhất, đồng bộ với hợp đồng thầu chính đã ký với chủ đầu tư. Đồng thời, cũng tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực công việc cần thực hiện trong gói thầu mà hợp đồng thầu phụ cũng có những yêu cầu khác. Như vậy, nhà thầu phụ đóng một vai trò quan trọng trong quan hệ đấu thầu. Mặc dù không trực tiếp tham dự vào việc đấu thầu nhưng nhà thầu phụ là điều kiện giúp cho nhà thầu chính thực hiện hiệu quả gói thầu đối với những phần công việc mà nhà thầu chính không có năng lực để thực hiện.