Hiện nay việc đổi tên là một hiện tượng rất phổ biến. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thay đổi tên đệm trên chứng minh nhân dân” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015
- Luật hộ tịch năm 2014
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP
Quy định về thay đổi tên trên chứng minh nhân dân
Thay đổi tên là quyền của mỗi công dân. Quyền này được thực hiện theo quy định của pháp luật về điều kiện thay đổi tên trong các giấy tờ hộ tịch. Bộ luật Dân sự 2015 tại Điều 28 quy định về quyền thay đổi tên của cá nhân như sau:
“1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.“
Căn cứ Luật hộ tịch năm 2014 thì Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh. Tại điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định thì giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân. Mọi hồ sơ giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con thì phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
“Điều 6. Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh
1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.”
Căn cứ quy định trên, việc thay đổi tên chỉ được thực hiện trong một số trường hợp nhất định. Như vậy, việc thay đổi tên của cá nhân là quyền nhưng quyền này bị hạn chế bởi quy định của pháp luật, tức không phải mọi trường hợp cá nhân muốn thay đổi tên đều được công nhận, mà việc thay đổi tên này phải có căn cứ và thuộc các trường hợp được phép thay đổi theo quy định của pháp luật. Do đó, đối với trường hợp của bạn, nếu bạn muốn thực hiện thay đổi tên trong chứng minh nhân dân hay sổ hộ khẩu thì bạn phải đưa ra các căn cứ về điều kiện thay đổi tên, khi đó bạn mới có thể thay đổi tên như mong muốn của mình được.
Quy định về thay đổi tên đệm trên chứng minh nhân dân
Theo quy định tại khoản 1, Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
“Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015”
Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 5. Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân
1. Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân :
a) Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
b) Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
2. Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.”
Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đổi lại chứng minh nhân dân cho mình.
Để thực hiện thủ tục này bạn cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau, cụ thể Điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định:
“Điều 6. Thủ tục cấp Chứng minh nhân dân
1. Công dân quy định tại khoản 1 Điều 3 có nghĩa vụ phải đến cơ quan công an làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân :….
b) Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân theo Điều 5 Nghị định này.
Đơn trình bày rõ lý do xin đổi chứng minh hoặc cấp lại có xác nhận của công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
Xuất trình hộ khẩu thường trú;
Xuất trình quyết định thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
Chụp ảnh;
In vân tay hai ngón trỏ;
Khai tờ khai xin cấp Chứng minh nhân dân;
Nộp lại Chứng minh nhân dân đã hết hạn sử dụng, hư hỏng hoặc có thay đổi nội dung theo quy định tại các điểm c, d, e Điều 5 Nghị định này…”
Thời gian thực hiện thủ tục cấp đổi này tối đa không quá 15 ngày (ở thành phố, thị xã), và 30 ngày (ở địa bàn khác).
Thủ tục thay đổi tên đệm trên giấy khai sinh
Việc thay đổi tên đệm trên giấy khai sinh thực hiện như sau:
Cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thay đổi tên
Đầu tiên cần xác định cơ quan có thẩm quyền thay đổi họ, tên.
Theo Điều 27 Luật Hộ tịch 2014 quy định:
“Điều 27. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.“
Còn đối với công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; thì theo khoản 3 Điều 46 Luật Hộ tịch 2014 cũng đã quy định:
“Điều 46. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.“
Hồ sơ, thời hạn, trình tự giải quyết
Theo khoản 1 Điều 28 Luật Hộ tịch 2014 quy định:
“Điều 28. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.”
Lưu ý: Nên mang theo cả giấy tờ chứng minh cá nhân thuộc trường hợp được pháp luật cho phép thay đổi họ, tên để cơ quan có thẩm quyền tiến hành đối chiếu và giải quyết.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ; nếu thấy việc thay đổi tên là có cơ sở thì công chức tư pháp – hộ tịch tiến hành ghi vào Sổ hộ tịch. Người yêu cầu đăng ký thay đổi tên ký vào Sổ hộ tịch; và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Sau đó, ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
Trường hợp đăng ký thay đổi tên không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây; Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Chứng minh nhân dân bị mờ ảnh có được chứng thực?
- Không có Chứng minh nhân dân, thuê nhà nghỉ được không?
- Đối chứng minh nhân dân có cần làm lại sổ đỏ không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thay đổi tên đệm trên chứng minh nhân dân”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, hoặc muốn sử dụng dịch vụ thành lập công ty. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Việc chứng thực bản chính một loại giấy tờ, văn bản thì phải tuân thủ các nguyên tắc theo quy định của pháp luật. Trong đóm tại Điều 22 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì có 6 loại bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao:
Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung:
Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ;
Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp;
Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân;
Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự;
Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Trường hợp bị mờ ảnh chứng minh nhân dân được xem là loại giấy tờ bị cũ nát, và không xác định được nội dung. Đồng nghĩa với việc, Chứng minh dân dân mà bị mờ ảnh sẽ không đủ điều kiện để được chứng thực. Như vậy, Chứng minh nhân dân bị mờ ảnh sẽ không được chứng thực bản sao từ bản chính.
Trường hợp này, bạn nên thực hiện các thủ tục để được cấp lại bản chứng minh nhân dân mới.
Cách ghi nơi cấp Căn cước công dân được quy định như sau:
– Đối với thẻ Căn cước công dân làm từ 01/01/2016 đến trước ngày 10/10/2018 thì ghi nơi cấp là Cục Cảnh sát ĐKQL cư trú và DLQG về dân cư (theo mẫu của Thông tư 61/2015/TT-BCA).
– Với các thẻ làm từ ngày 10/10/2018 thì ghi nơi cấp Căn cước công dân là Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (theo mẫu Thông tư 33/2018/TT-BCA và hiện nay là mẫu Căn cước công dân gắn chip theo Thông tư 06/2021/TT-BCA).