Thời điểm giao mùa giữa mùa hè và mùa thu là thời điểm những cơn mưa rào xuất hiện nhiều nhất cũng như những cơn bão cuối mùa gây mưa nhiều cho các tỉnh thành. Ngoài việc đảm bảo an toàn cho người dân khi những hiện tượng thiên nhiên này xảy ra thì việc cấp thoát nước trong thời điểm mưa lớn cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy quy định về cấp thoát nước mưa như thế nào? Mời bạn đón đọc bài viết “Quy định về thoát nước mưa như thế nào? ” dưới đây của LSX để biết thêm những thông tin cần thiết về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 80/2014/NĐ-CP
Hệ thống thoát nước mưa gồm các hệ thống nào?
Những cơn mưa mùa hạ mang lại sự sảng khoái và xua đi những oi bức mùa hè nhưng cũng khiến cho hệ thống thoát nước của nhiều nơi trong các thành phố lớn bị ngập và không thể thoát kịp. Vậy có bao nhiêu hệ thống thoát nước chính quy được xây dựng theo quy định?
Hệ thống thoát nước mưa được quy định tại khoản 11 Điều 2 Nghị định 80/2014/NĐ-CP thì hệ thống thoát nước mưa bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, hồ điều hòa, các trạm bơm nước mưa, cửa thu, giếng thu nước mưa, cửa xả và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom và tiêu thoát nước mưa.
>> Xem thêm: Thủ tục uỷ quyền làm sổ đỏ
Quy định về thoát nước mưa như thế nào?
Khi có những cơn mưa lớn thì hình ảnh tắc đường, ngập lụt có lẽ đã quá quen thuộc và không còn xa lạ. Điều này xảy ra là do hệ thống thoát nước tại những thời điểm này không thể tải được lượng nước tồn dư. Vậy quy định vận hành những hệ thống thoát nước này như thế nào?
Đơn vị thoát nước có trách nhiệm đối với vận hành hệ thống thoát nước theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 80/2014/NĐ-CP như sau:
Lựa chọn đơn vị thoát nước
Đối với hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, việc lựa chọn đơn vị thoát nước tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành về cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích.
Các tổ chức, cá nhân kinh doanh, phát triển khu đô thị mới, khu công nghiệp tổ chức quản lý, vận hành hệ thống thoát nước do mình đầu tư đến khi bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định.
Đơn vị thoát nước phải có nhân lực, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật cần thiết để thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quản lý, vận hành hệ thống thoát nước mưa và nước thải.
Chủ sở hữu hệ thống thoát nước tổ chức lựa chọn đơn vị thoát nước trên địa bàn do mình quản lý.
Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị thoát nước phải có nhân lực, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật cần thiết để thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quản lý, vận hành hệ thống thoát nước mưa và nước thải.
Hệ thống thoát nước mưa được quản lý như thế nào?
Nhìn những hệ thống thoát nước quen thuộc và nhỏ bé những ít ai biết được những hệ thống này có một bộ phận thậm chí một cơ quan riêng để quản lý vận hành cũng như sửa chữa, tu bổ, hoàn thiện. Vậy hệ thông thoát nước mưa hiện nay tại các địa phương được quản lý như thế nào?
Hệ thống thoát nước mưa được quản lý theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 80/2014/NĐ-CP như sau:
Quản lý hệ thống thoát nước mưa và tái sử dụng nước mưa
- Quản lý hệ thống thoát nước mưa:
a) Quản lý hệ thống thoát nước mưa bao gồm quản lý các công trình từ cửa thu nước mưa, các tuyến cống dẫn nước mưa, các kênh mương thoát nước chính, hồ điều hòa và các trạm bơm chống úng ngập, cửa điều tiết, các van ngăn triều (nếu có) đến các điểm xả ra môi trường;
b) Các tuyến cống, mương, hố ga phải được nạo vét, duy tu, bảo trì định kỳ, bảo đảm dòng chảy theo thiết kế. Thường xuyên kiểm tra, bảo trì nắp hố ga, cửa thu, cửa xả nước mưa. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng các tuyến cống, các công trình thuộc mạng lưới để đề xuất phương án thay thế, sửa chữa;
c) Thiết lập quy trình quản lý hệ thống thoát nước mưa bảo đảm yêu cầu kỹ thuật quản lý, vận hành theo quy định;
d) Đề xuất các phương án phát triển mạng lưới thoát nước theo lưu vực. - Quy định tái sử dụng nước mưa:
a) Khuyến khích việc tái sử dụng nước mưa phục vụ cho các nhu cầu, góp phần giảm ngập úng, tiết kiệm tài nguyên nước, giảm thiểu việc khai thác sử dụng nguồn nước ngầm và nước mặt;
b) Tổ chức, cá nhân đầu tư thiết bị, công nghệ xử lý và tái sử dụng nước mưa được hỗ trợ vay vốn ưu đãi và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật;
c) Việc tái sử dụng nước mưa cho các mục đích khác nhau phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước phù hợp.
Theo quy định trên thì hệ thống thoát nước mưa được quản lý như sau:
- Quản lý hệ thống thoát nước mưa bao gồm quản lý các công trình từ cửa thu nước mưa, các tuyến cống dẫn nước mưa, các kênh mương thoát nước chính, hồ điều hòa và các trạm bơm chống úng ngập, cửa điều tiết, các van ngăn triều (nếu có) đến các điểm xả ra môi trường;
- Các tuyến cống, mương, hố ga phải được nạo vét, duy tu, bảo trì định kỳ, bảo đảm dòng chảy theo thiết kế. Thường xuyên kiểm tra, bảo trì nắp hố ga, cửa thu, cửa xả nước mưa. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng các tuyến cống, các công trình thuộc mạng lưới để đề xuất phương án thay thế, sửa chữa;
- Thiết lập quy trình quản lý hệ thống thoát nước mưa bảo đảm yêu cầu kỹ thuật quản lý, vận hành theo quy định.
Mời bạn xem thêm
- Bảng tính nghỉ hưu trước tuổi năm 2024
- Bản cam kết xây dựng nhà liền kề an toàn 2024
- Thủ tục thu hồi biển số xe 2024
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định về thoát nước mưa như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Chi phí dịch vụ thoát nước được xác định cho từng loại hệ thống thoát nước được quy định tại khoản 2 Điều 37 Nghị định 80/2014/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc xác định chi phí dịch vụ thoát nước
1. Chi phí dịch vụ thoát nước được xác định trên nguyên tắc tính đúng, tính đủ các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ thoát nước và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định.
2. Chi phí dịch vụ thoát nước được xác định cho từng loại hệ thống thoát nước bao gồm:
a) Hệ thống thoát nước chung;
b) Hệ thống thoát nước riêng;
c) Hệ thống thoát nước nửa riêng.
Như vậy, theo quy định trên thì chi phí dịch vụ thoát nước được xác định cho từng loại hệ thống thoát nước sau:
– Hệ thống thoát nước chung;
– Hệ thống thoát nước riêng;
– Hệ thống thoát nước nửa riêng.
Hiện nay có 3 hệ thống thoát nước:
– Hệ thống thoát nước chung;
– Hệ thống thoát nước riêng;
– Hệ thống thoát nước nửa riêng.