Trong hệ thống pháp luật dân sự, thừa kế là một trong những chế định pháp luật có vai trò quan trọng về việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người thừa kế của họ. Bên cạnh các hình thức thừa kế, có một hình thức thừa kế hết sức đặc biệt là thừa kế thế vị nghĩa là thay thế một ai đó để được hưởng phần di sản mà đáng lẽ người trước đó được hưởng. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định về thừa kế thế vị và điều kiện thừa kế thế vị trong bài viết này!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khái quát chung về thừa kế
Để hiểu rõ về thừa kế thế vị là gì, trước hết cần tìm hiểu quyền thừa kế là gì? Quyền thừa kế được pháp luật ghi nhận và bảo hộ tại Điều 609 Bộ luật dân sự 2015:
Điều 609. Quyền thừa kế
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Người thừa kế là gì?
Theo quy định tại Điều 613 Bộ luật dân sự 2015:
Điều 613. Người thừa kế
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Vậy người thừa kế theo di chúc; hay theo pháp luật đều phải thỏa mãn các điều kiện của người thừa kế.
Thừa kế thế vị là gì?
Thừa kế thế vị được quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 652. Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước; hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Từ quy định của pháp luật, có thể rút ra một số đặc điểm của thừa kế thế vị như sau:
– Thừa kế thế vị chỉ phát sinh trên cơ sở thừa kế theo pháp luật; không phát sinh từ căn cứ di chúc.
– Về quan hệ huyết thống: Thừa kế thế vị xét trên mối quan hệ huyết thống giữa người để lại di sản; và người thuộc hàng thừa kế thứ nhất là quan hệ cha con, mẹ con.
– Về quan hệ nuôi dưỡng: Giữa con nuôi và cha, mẹ nuôi không có mối quan hệ huyết thống; mà chỉ có quan hệ nuôi dưỡng nhau. Nhưng nếu con nuôi chết trước cha, mẹ nuôi; thì con của con nuôi được nhận thừa kế thế vị như các cháu có quan hệ huyết thống với người để lại di sản.
Quy định về thừa kế thế vị và điều kiện thừa kế thế vị
Theo quy định thì thừa kế thế vị chỉ đặt ra khi thỏa mãn những điều kiện sau:
Những người thừa kế phải có quan hệ thừa kế thứ hai trong hàng thừa kế thứ nhất; trong đó người thế vị phải là người ở đời sau. Nghĩa là chỉ có con được thế vị cha mẹ mà không bao giờ có trường hợp cha, mẹ thế vị cho con. Người được hưởng thừa kế thế vị có thể là con đẻ hoặc con nuôi.
Thừa kế thế vị chỉ được đặt ra khi người thừa kế chết trước; hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản: Trên thực tế; có những trường hợp nhiều người chết trong một tai nạn mà không thể xác định được ai chết trước, ai chết sau. Vì vậy, buộc phải suy đoán họ chết cùng một thời điểm. Nếu hai người thừa kế tài sản của nhau mà được coi là chết cùng một thời điểm; thì họ sẽ không được thừa kế của nhau.
Cháu, chắt của người để lại di sản phải còn sống hoặc chưa ra đời nhưng đã thành thai vào thời điểm ông, bà, cụ chết mới được áp dụng chế định thừa kế thế vị;
Khi còn sống, người cha hoặc mẹ của người được thế vị phải có quyền được hưởng di sản của người chết.
Thừa kế thế vị chỉ phát sinh từ thừa kế theo pháp luật; mà không phát sinh từ thừa kế theo di chúc. Nếu cha, mẹ chết trước; hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà hoặc cụ thì phần di chúc định đoạt tài sản cho cha mẹ (nếu có di chúc) sẽ vô hiệu. Phần di sản đó được chia theo pháp luật; và lúc này cháu (chắt) mới được hưởng thừa kế thế vị.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Giá trị di sản thừa kế thấp hơn khoản nợ để lại thì giải quyết ra sao?
- Trường hợp nào phát sinh thừa kế thế vị khi phân chia di sản thừa kế?
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về Quy định về thừa kế thế vị và điều kiện thừa kế thế vị.
Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: : 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Các trường hợp phát sinh thừa kế thế vị là:
– Cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của ông, bà.
– Chắt thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của cụ.
Thừa kế thế vị không phải là thừa kế theo trình tự hàng; nhưng hàng thừa kế lại là căn cứ để xác định quan hệ thừa kế thế vị. Thừa kế thế vị là một chế định của pháp luật; nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người thân thích nhất của người để lại di sản; tránh trường hợp di sản của ông, bà, cụ; mà cháu, chắt không được hưởng lại để cho người khác hưởng. Thừa kế thế vị chỉ phát sinh từ thừa kế theo pháp luật; mà không phát sinh từ thừa kế theo di chúc.
Đây là trường hợp cha đẻ chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với ông nội thì khi ông nội chết, con sẽ thay thế vị trí của cha để thừa kế từ di sản mà ông nội để lại đối với phần di sản mà cha mình được hưởng nếu còn sống,