Khi bạn muốn đưa những hiểu biết và câu chuyện của mình tới nhiều người hơn thì bạn có thể viết sách. Hoạt động viết sách và xuất bản sách hiện nay luôn được khuyến khích bởi nhà nước. Tuy nhiên, vì là lĩnh vực đặc thù nên những quy định để viết xuất bản sách làm sao cho minh bạch, đúng quy định luôn là điều được các tác giả quan tâm. Vậy quy định về xuất bản sách như thế nào? Mời bạn đón đọc bài viết “Quy định về xuất bản sách như thế nào?” dưới đây của LSX để có thêm những thông tin cần thiết về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
- Luật Xuất bản 2012
Xuất bản phẩm là gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Luật Xuất bản 2012 quy định về xuất bản phẩm như sau:
Giải thích từ ngữ
…
- Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây:
a) Sách in;
b) Sách chữ nổi;
c) Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp;
d) Các loại lịch;
đ) Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.
…
Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về nhiều lĩnh vực trong đời sống thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan được cấp phép và được thể hiện thông qua các hình thức:
– Sách in;
– Sách chữ nổi;
– Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rơi, tờ gấp;
– Các loại lịch
– Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.
>> Xem thêm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Quy định về xuất bản sách như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Luật Xuất bản 2012 quy định:
Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản
…
- Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
a) Xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản;
b) Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản;
c) In lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm;
d) Phát hành xuất bản phẩm không có nguồn gốc hợp pháp hoặc chưa nộp lưu chiểu;
đ) Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép;
e) Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
…
Theo đó, pháp luật không cho phép hành vi xuất bản phẩm sách in mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản.
Chính vì vậy, cá nhân không thể tự mình viết sách rồi đi in ấn đem bán.
Hành vi tự ý sản xuất xuất bản phẩm sách in bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 4 Điều 23 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về quy trình, thủ tục trong hoạt động xuất bản
…
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xuất bản xuất bản phẩm nhưng không có xác nhận đăng ký xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh đối với từng xuất bản phẩm;
b) Xuất bản, tái bản xuất bản phẩm không có quyết định xuất bản, tái bản đối với từng xuất bản phẩm;
c) Không tổ chức biên tập bản thảo, không ký duyệt bản thảo trước khi đưa in hoặc phát hành trên phương tiện điện tử đối với từng xuất bản phẩm;
d) Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản đối với từng xuất bản phẩm;
đ) Không lưu trữ hồ sơ biên tập bản thảo và tài liệu có liên quan của xuất bản phẩm đối với từng xuất bản phẩm;
e) Không thực hiện việc sửa chữa, đình chỉ phát hành, thu hồi hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với từng xuất bản phẩm;
g) Không thực hiện thẩm định nội dung tác phẩm, tài liệu theo quy định hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với từng xuất bản phẩm;
h) Xuất bản tác phẩm, tài liệu và tái bản xuất bản phẩm nhưng không có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật đối với từng xuất bản phẩm.
…
Căn cứ khoản 5 Điều 23 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về quy trình, thủ tục trong hoạt động xuất bản
…
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi, tiêu hủy xuất bản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, d và h khoản 4 Điều này.
Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP có quy định:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
…
- Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân.
Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
…
Khi có hành vi xuất bản xuất bản phẩm nhưng không có xác nhận đăng ký xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh đối với từng xuất bản phẩm thì có thể phải chịu phạt tiền lên đến 20.000.000 đồng và còn thể bị buộc thu hồi, tiêu hủy xuất bản phẩm.
Mức phạt tiền trên sẽ được áp dụng đối với tổ chức, đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Mời bạn xem thêm
- Năm 2024, cấp đổi sổ đỏ mới mất bao nhiêu tiền?
- Thủ tục làm tài sản gắn liền với đất 2024
- Mẫu sơ đồ vị trí thửa đất 2024
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định về xuất bản sách như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Chế bản hay xuất bản là việc phổ biến, công bố rộng rãi các tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính hoặc thông tin nói chung. Đây là hoạt động cung cấp thông tin cho công chúng. Trong một số trường hợp, các tác giả có thể là nhà xuất bản của riêng họ, nghĩa là người khởi tạo và phát triển nội dung đồng thời cũng là người cung cấp phương tiện để phân phối và hiển thị nội dung của họ. Ngoài ra, từ “nhà xuất bản” có thể đề cập đến cả một cá nhân lãnh đạo một công ty xuất bản hoặc một nhà xuất bản và một cá nhân sở hữu / đứng đầu một tạp chí.
Theo truyền thống, thuật ngữ này đề cập đến việc phân phối các tác phẩm in, chẳng hạn như sách (“buôn bán sách”) và báo chí. Với sự ra đời của hệ thống thông tin số và Internet, phạm vi xuất bản đã mở rộng để bao gồm các tài nguyên điện tử như phiên bản điện tử của sách và tạp chí, cũng như xuất bản vi mô, trang web, blog, nhà phát hành trò chơi video và những thứ tương tự.
Xuất bản cơ bản bao gồm các công đoạn sau: mua bản quyền (từ tác giả hoặc nhà xuất bản gốc), biên tập, dàn trang, thiết kế bìa, xin giấy phép xuất bản, in ấn (hoặc xuất bản dưới định dạng điện tử như pdf, epub, mobi…), tiếp thị và phân phối.
Có hai mô hình kinh doanh cơ bản trong xuất bản sách:
Các nhà xuất bản truyền thống hoặc thương mại: Không thu phí tác giả để xuất bản sách của họ, đối với một số quyền nhất định để xuất bản tác phẩm và trả tiền bản quyền cho sách được bán.
Tự xuất bản: Tác giả phải đáp ứng tổng chi phí để có được cuốn sách được xuất bản. Tác giả thường giữ toàn quyền, còn được gọi là xuất bản phù phiếm.
Luật Xuất Bản hiện hành quy định trước khi xuất bản tác phẩm, tài liệu hoặc tái bản xuất bản phẩm, nhà xuất bản phải đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông.
Như vậy, pháp luật quy định nhà xuất bản là chủ thể phải thực hiện thủ tục xuất bản. Đồng thời, tại Điều 12 Luật Xuất bản 2012 quy định các đối tượng được thành lập nhà xuất bản, gồm:
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương và cấp tỉnh;
Đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp ở trung ương trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và tài liệu khoa học, học thuật.