Quy trình bảo trì công trình xây dựng năm 2023

bởi Bảo Nhi
Quy trình bảo trì công trình xây dựng năm 2023

Một trong số những hoạt động xây dựng được xem là công tác bảo trì xây dựng, có thể bao gồm một hay một số công việc nhất định mà không làm thay đổiquy mô công trình, công năng. Bảo trì công trình xây dựng được xem là một trong những việc quan trọng có mục đích đảm bảo được duy trì sự an toàn và làm việc bình thường cho một công trình. Ở thời điểm hiện nay, bảo trì công trình xây dựng đang diễn ra phổ biến và thường xuyên tại những công trình đang thi công nhưng không phải ai cũng hiểu được quy trình bảo trì công trình xây dựng. Vậy quy trình bảo trì công trình xây dựng như thế nào? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Quy trình bảo trì công trình xây dựng” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm bảo trì công trình xây dựng

Theo quy định tại Khoản 13 Điều 2 Nghị định 06/20121/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, bảo trì xây dựng được định nghĩa:

“Điều 2. Giải thích từ ngữ

13. Bảo trì công trình xây dựng là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng. Nội dung bảo trì công trình xây dựng có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình; bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị công trình để việc khai thác sử dụng công trình đảm bảo an toàn nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình.”

Việc bảo trì công trình xây dựng được quy định cụ thể tại Điều 126 Luật Xây dựng năm 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2020:

“Điều 126. Bảo trì công trình xây dựng

1. Yêu cầu về bảo trì công trình xây dựng được quy định như sau:

a) Công trình, hạng mục công trình xây dựng khi đưa vào khai thác, sử dụng phải được bảo trì;

b) Quy trình bảo trì phải được chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt trước khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào khai thác, sử dụng; phải phù hợp với mục đích sử dụng, loại và cấp công trình xây dựng, hạng mục công trình, thiết bị được xây dựng và lắp đặt vào công trình;

c) Việc bảo trì công trình phải bảo đảm an toàn đối với công trình, người và tài sản.

2. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng, máy, thiết bị công trình.

3. Việc bảo trì công trình xây dựng, thiết bị công trình phải được thực hiện theo kế hoạch bảo trì và quy trình bảo trì được phê duyệt.

4. Chính phủ quy định chi tiết về bảo trì công trình xây dựng và trách nhiệm công bố công trình xây dựng hết thời hạn sử dụng.”

Quy trình bảo trì công trình xây dựng

Luật xây dựng năm 2014 quy định cụ thể và chi tiết vấn đề bảo trì xây dựng như đối với thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở yêu cầu phải bao gồm nội dung về “thời hạn sử dụng và quy trình vận hành, bảo trì công trình” (Điều 80); Đối với việc bàn giao công trình xây dựng quy định tại Điều 124.

– Khi bàn giao công trình xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng phải giao cho chủ đầu tư các tài liệu gồm bản vẽ hoàn công, quy trình hướng dẫn vận hành, quy trình bảo trì công trình, danh mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ thay thế và các tài liệu cần thiết khác có liên quan (tại Khoản 3).

– Trường hợp chưa bàn giao được công trình cho chủ quản lý sử dụng thì chủ đầu tư có trách nhiệm tạm thời quản lý, vận hành công trình xây dựng (tại Khoản 4).

– Bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng (tại điểm b khoản 1).

Dừng khai thác sử dụng công trình xây dựng được ghi nhận tại Điều 127 Luật Xây dựng năm 2014:

– Chủ đầu tư, chủ quản lý khai thác sử dụng công trình hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc dừng khai thác sử dụng công trình xây dựng khi công trình hết thời hạn sử dụng, có nguy cơ gây mất an toàn, gây sự cố công trình ảnh hưởng đến an toàn của người sử dụng, an toàn của công trình lân cận, môi trường và của cộng đồng.

– Khi quyết định dừng khai thác sử dụng đối với công trình sử dụng chung, chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo bằng văn bản đến các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng công trình về quyết định của mình.

– Việc khai thác sử dụng công trình xây dựng chỉ được tiếp tục khi đã được khắc phục sự cố hoặc được loại bỏ các nguy cơ gây mất an toàn. Trường hợp công trình hết thời hạn sử dụng, nếu có yêu cầu tiếp tục sử dụng thì chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng phải thực hiện kiểm định chất lượng, gia cố, cải tạo, sửa chữa hư hỏng (nếu có) bảo đảm an toàn, công năng sử dụng của công trình.

 Để cụ thể hoá các yêu cầu nêu trên về công tác bảo trì nêu tại Luật Xây dựng 2014, trong nội dung Thông tư số 26/2016/TT-BXD  ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn Nghị định 46/2015/NĐ-CP, trong đó cụ thể một số nội dung về bảo trì công trình xây dựng như: các quy định về hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì công trình (Điều 12); quy định về trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng (Điều 15); quy định về việc bắt buộc phải được quan trắc công trình, bộ phận công trình trong quá trình khai thác, sử dụng (Điều 16) và quy định về việc tổ chức đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng (Điều 17). Bộ Xây dựng cũng đã có Thông tư số 03/2017/TT-BXD “Hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng”, trong đó hướng dẫn cụ thể nguyên tắc xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng, các loại chi phí bảo trì công trình xây dựng, phương pháp xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng và phương thức quản lý chi phí bảo trì công trình xây dựng.

Nội dung chính của quy trình bảo trình công trình xây dựng

Quy trình bảo trì công trình xây dựng năm 2023
Quy trình bảo trì công trình xây dựng năm 2023

Thứ nhất: Theo quy định tại khoản 1 Điều 31của Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:

+ Các thông số kỹ thuật, công nghệ của công trình, bộ phận công trình và thiết bị công trình;

+ Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình;

+ Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình phù hợp với từng bộ phận công trình, loại công trình và thiết bị lắp đặt vào công trình;

+ Quy định thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình;

+ Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp;

+ Quy định thời gian sử dụng của công trình, các bộ phận, hạng mục công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình;

+ Quy định về nội dung, phương pháp và thời điểm đánh giá lần đầu, tần suất đánh giá đối với công trình phải đánh giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và quy định của pháp luật có liên quan;

+ Xác định thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm định định kỳ;

+ Quy định thời điểm, phương pháp, chu kỳ quan trắc đối với công trình có yêu cầu thực hiện quan trắc;

+ Quy định về hồ sơ bảo trì công trình xây dựng và việc cập nhật thông tin vào hồ sơ bảo trì công trình xây dựng;

+ Các chỉ dẫn khác liên quan đến bảo trì công trình xây dựng và quy định các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng.

Thứ hai: Trách nhiệm lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng

Quy trình lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng được quy định tại Khoản 2 Điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP.

– Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình xây dựng, bộ phận công trình cùng với hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; cập nhật quy trình bảo trì cho phù hợp với các nội dung thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng (nếu có) trước khi nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng;

– Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì đối với thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình;

– Trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị không lập được quy trình bảo trì, chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn khác có đủ điều kiện năng lực để lập quy trình bảo trì cho các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản này và có trách nhiệm chi trả chi phí tư vấn;

– Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 126 Luật số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 47 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ quy trình bảo trì công trình xây dựng do nhà thầu thiết kế lập làm cơ sở cho việc phê duyệt.

Thứ ba: Điều chỉnh theo như quy định tại khoản 6 điều 31 Nghị định 06/2020/NĐ-CP:

+ Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình được quyền điều chỉnh quy trình bảo trì khi phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình, gây ảnh hưởng đến việc khai thác, sử dụng công trình và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;

+ Nhà thầu lập quy trình bảo trì có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi những nội dung bất hợp lý trong quy trình bảo trì nếu do lỗi của mình gây ra và có quyền từ chối những yêu cầu điều chỉnh quy trình bảo trì không hợp lý của chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình;

+ Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có quyền thuê nhà thầu khác có đủ điều kiện năng lực thực hiện sửa đổi, bổ sung thay đổi quy trình bảo trì trong trường hợp nhà thầu lập quy trình bảo trì ban đầu không thực hiện các việc này. Nhà thầu thực hiện sửa đổi, bổ sung quy trình bảo trì công trình xây dựng phải chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện;

+ Đối với công trình sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì để thực hiện bảo trì, khi tiêu chuẩn này được sửa đổi hoặc thay thế thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện bảo trì theo nội dung đã được sửa đổi;

+ Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm phê duyệt những nội dung điều chỉnh của quy trình bảo trì, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Thứ tư: Quy trình bảo trì đối với công trình cấp III trở xuống, nhà ở riêng lẻ và công trình tạm

Không bắt buộc phải lập quy trình bảo trì riêng cho từng công trình cấp III trở xuống, nhà ở riêng lẻ và công trình tạm. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng của các công trình này vẫn phải thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo các quy định về bảo trì công trình xây dựng của Nghị định này.

Thứ năm: Trường hợp có tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo trì hoặc có quy trình bảo trì công trình xây dựng tương tự phù hợp thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có thể áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đó cho công trình mà không cần lập quy trình bảo trì riêng.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Quy trình bảo trì công trình xây dựng”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như thủ tục sang tên quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng như thế nào?

Theo Điều 32 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về kế hoạch bảo trì công trình xây dựng như sau:
1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hàng năm trên cơ sở quy trình bảo trì được phê duyệt và hiện trạng công trình.
2. Nội dung chính của kế hoạch bảo trì công trình xây dựng bao gồm:
a) Tên công việc thực hiện;
b) Thời gian thực hiện;
c) Phương thức thực hiện;
d) Chi phí thực hiện.
3. Kế hoạch bảo trì có thể được sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình quyết định việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch bảo trì công trình xây dựng.

Trường hợp nào không cần lập quy trình bảo trì riêng?

Trường hợp có tiêu chuẩn về bảo trì hoặc có quy trình bảo trì của công trình tương tự phù hợp thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có thể áp dụng tiêu chuẩn hoặc quy trình đó cho công trình mà không cần lập quy trình bảo trì riêng.

Nguồn kinh phí thực hiện công tác bảo trì như thế nào?

6.1. Đối với các công sở mà chủ quản lý sử dụng là các cơ quan hành chính công: kinh phí thực hiện bảo trì được lấy từ  chi phí thường xuyên thuộc ngân sách nhà nước.
6.2. Đối với các công sở mà chủ quản lý sử dụng là các cơ quan hành chính sự nghiệp: kinh phí thực hiện bảo trì một phần đuợc lấy từ chi phí thường xuyên thuộc ngân sách nhà nước, một phần lấy từ nguồn vốn tự có do các hoạt động có thu đem lại.
6.3. Nhà chung cư: nguồn kinh phí thực hiện bảo trì được quy định tại Luật Nhà ở và Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ.
6.4. Các công trình dân dụng và công nghiệp khác: Chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng phải tự lo kinh phí thực hiện bảo trì. 
6.5. Các công trình chuyên ngành:
a) Công trình giao thông: nguồn kinh phí thực hiện bảo trì được quy định tại  Nghị định của Chính phủ số 168/2003/NĐ-CP ngày 24/12/2003 của Chính phủ và
các văn bản hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải.
b) Các công trình chuyên ngành khác do Chính phủ và các Bộ có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành ban hành quy định cụ thể.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm