Quy trình chuyển giao công nghệ mới năm 2023

bởi Thanh Loan
Quy trình chuyển giao công nghệ mới năm 2023

Chuyển giao công nghệ là một khái niệm xuất hiện trong vài thập kỷ gần đây đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là đối với các nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa như Việt Nam ta. Nghiên cứu xây dựng chính sách, chiến lược nâng cao hiệu quả tiếp thu công nghệ tiên tiến của nước ngoài và áp dụng vào sản xuất trong nước. Bên cạnh việc đưa công nghệ đặc thù vào thực tiễn sản xuất của từng ngành, lĩnh vực, đây được coi là bước đi quan trọng đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững. Bạn đọc có thể tham khảo quy trình chuyển giao công nghệ mới năm 2023 trong bài viết dưới đây nhé!

Chuyển giao công nghệ là gì?

Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.

Chuyển giao công nghệ trong nước là việc chuyển giao công nghệ được thực hiện trong lãnh thổ Việt Nam.

Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là việc chuyển giao công nghệ qua biên giới vào lãnh thổ Việt Nam.

Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là việc chuyển giao công nghệ từ lãnh thổ Việt Nam qua biên giới ra nước ngoài.

Chủ thể có quyền chuyển giao công nghệ

Bao gồm:

  • Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ.
  • Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công nghệ cho phép chuyển giao quyền sử dụng công nghệ có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.
  • Tổ chức, cá nhân có công nghệ là đối tượng sở hữu công nghiệp nhưng đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ tại Việt Nam có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.

Đối tượng công nghệ được chuyển giao

Công nghệ được chuyển giao là một hoặc các đối tượng sau đây:

  • Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;
  • Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;
  • Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;
  • Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng được pháp luật quy định

Trường hợp đối tượng công nghệ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Như vậy, việc chuyển giao công nghệ cần xem xét đối tượng đó có được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hay không? Nếu có thì cần thực hiện cả việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ của đối tượng đó.

Đối tượng công nghệ cấm chuyển giao

Công nghệ không đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Công nghệ tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế – xã hội và ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Công nghệ không được chuyển giao theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Công nghệ thuộc Danh mục bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Quy trình chuyển giao công nghệ mới năm 2023
Quy trình chuyển giao công nghệ mới năm 2023

Quyền chuyển giao công nghệ

Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.

Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó cho tổ chức, cá nhân khác khi chủ sở hữu công nghệ đồng ý.

Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:

  • Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;
  • Quyền chuyển giao tiếp quyền sử dụng công nghệ của bên nhận chuyển giao cho bên thứ ba.

Các loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ

  • Môi giới chuyển giao công nghệ.
  • Tư vấn chuyển giao công nghệ.
  • Đánh giá công nghệ.
  • Thẩm định giá công nghệ.
  • Giám định công nghệ.
  • Xúc tiến chuyển giao công nghệ.

Quy trình chuyển giao công nghệ mới năm 2023

Bao gồm:

a. Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập;

b. Phần chuyển giao công nghệ trong dự án hoặc hợp đồng sau đây:

  • Dự án đầu tư;
  • Hợp đồng nhượng quyền thương mại;
  • Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;
  • Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao công nghệ;

c. Hình thức chuyển giao công nghệ khác theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng chuyển giao công nghệ:

a. Hình thức của hợp đồng chuyển giao công nghệ: là bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương văn bản, bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

b. Hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm những nội dung chính sau đây:

  • Tên hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ tên công nghệ được chuyển giao;
  • Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra;
  • Chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ;
  • Phương thức chuyển giao công nghệ;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Thời điểm, thời hạn hiệu lực của hợp đồng;
  • Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có);
  • Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ;
  • Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao;
  • Phạt vi phạm hợp đồng;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  • Pháp luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp;
  • Cơ quan giải quyết tranh chấp;
  • Các thoả thuận khác không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.

c. Đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ

Các bên tham gia giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ có quyền đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ tại cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền làm cơ sở để được hưởng các ưu đãi theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm:

  • Đơn đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ;
  • Bản gốc hoặc bản sao hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy trình chuyển giao công nghệ mới năm 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Thừa kế đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp:

Phương thức chuyển giao công nghệ?

Chuyển giao tài liệu về công nghệ.
Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ trong thời hạn thỏa thuận.
Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào ứng dụng, vận hành để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, tiến độ theo thỏa thuận.
Chuyển giao máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ quy định kèm theo các phương thức quy định.
Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.

Hình thức chuyển giao công nghệ?

Chuyển giao công nghệ độc lập.
Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:
Dự án đầu tư;
Góp vốn bằng công nghệ;
Nhượng quyền thương mại;
Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;
Mua, bán máy móc, thiết bị quy định
Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Việc chuyển giao công nghệ quy định tại này phải được lập thành hợp đồng; việc chuyển giao công nghệ  được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư có các nội dung quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm