Hiện nay tình hình các vụ tai nạn giao thông diễn ra ngày một tăng cao. Tăng về cả số lượng các vụ tai nạn và cả về số người thương vong. Thực trạng tai nạn giao thông đang diễn ra rất đáng báo động. Thông thường, sau khi xảy ra một vụ tai nạn giao thông thì cơ quan chức năng sẽ tiến hành quá trình giải quyết theo quy định của pháp luật. Vậy ” quy trình điều tra giải quyết vụ tai nạn giao thông” như thế nào?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Câu hỏi: Chào luật sư, theo tôi được biết thì để giải quyết một vụ tai nạn giao thông thì phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Vậy pháp luật quy định như thế nào về quy trình điều tra giải quyết vụ tai nạn giao thông ạ?.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải quyết thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Tai nạn giao thông là gì?
Tai nạn giao thông là sự việc rủi ro, bất ngờ xảy ra khi phương tiện giao thông đang di chuyển trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ con người, đến tài sản và phương tiện.
Khi xảy ra tai nạn, phương tiện phải được giữ nguyên tại hiện trường, không ai được quyển xoá hoặc làm sai lệch các dấu vết; những người có mặt tại hiện trường phải khẩn trương, kịp thời sơ cứu, cấp cứu nạn nhân tại chỗ và chuyển người bị nạn đến cơ sở y tế nơi gần nhất; bảo vệ tài sản và phương tiện của nạn nhân và đối tượng gây tai nạn và báo ngay cho cơ quan công an hoặc cơ quan có trách nhiệm nơi gần nhất. Nếu nạn nhân bị thương nặng, có thể ảnh hưởng đến tính mạng thì các phương tiện giao thông đang lưu hành gần nơi xảy ra tai nạn phải có trách nhiệm đưa nạn nhân đến bệnh viện để cấp cứu.
Người có liên quan trực tiếp phải có mặt tại nơi xảy ra tai nạn chờ người có trách nhiệm đến lập biên bản, giải quyết. Nghiêm cấm mọi hành vi gây nguy hại cho người và phương tiện gây ra tai nạn. Việc vi phạm an toàn giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng bị xử phạt theo Bộ luật hình sự năm 2015.
Hiện nay khái niệm tai nạn giao thông được quy định tại Nghị định số 97/2016/NĐ-CP, ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (sau đây viết tắt là Nghị định số 97).
Cụ thể: Tại tiểu mục 1901 mục 19 – Trật tự, an toàn xã hội và tư pháp, phần phụ lục của Nghị định số 97, quy định: “Tai nạn giao thông là sự kiện bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng (gọi là mạng lưới giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không), nhưng do chủ quan, vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, đã gây ra những thiệt hại nhất định cho tính mạng, sức khỏe con người hoặc tài sản.
Ngoài quy định Bộ Công An về tai nạn giao thông thì Bộ Y tế cũng xây dựng khái niệm tai nạn giao thông như sau: “Tai nạn giao thông là sự va chạm bất ngờ nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dụng hoặc ở địa bàn công cộng nhưng do chủ quan vi phạm luật lệ giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phanh, tránh, gây thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe”.
Quy trình điều tra giải quyết vụ tai nạn giao thông
Quy trình điều tra giải quyết vụ tai nạn giao thông có thể được thực hiện theo thủ tục hành chính hoặc do cơ quan điều tra thụ lý giải quyết. Cụ thể như sau:
Trình tự giải quyết tai nạn giao thông theo thủ tục hành chính
Theo Điều 19 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông, căn cứ vào hồ sơ, tài liệu của hoạt động điều tra, xác minh, cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền để giải quyết vụ tai nạn giao thông theo thủ tục hành chính như sau:
Bước 1:
– Mời các bên liên quan trong vụ tai nạn giao thông hoặc đại diện hợp pháp trên pháp luật của họ đến trụ sở đơn vị để thông báo kết quả điều tra, xác minh. Thông qua đó sẽ xác định được các kết luận nguyên nhân, diễn biến vụ tai nạn, xác định lỗi của những người có liên quan trong vụ tai nạn giao thông và hình thức xử lý các vi phạm hành chính.
– Lập Biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông theo mẫu.
– Lập biên bản vi phạm hành chính (nếu có) theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
– Ngoài ra, phải lập biên bản ghi nhận việc vắng mặt của các bên liên quan (nếu có) và hẹn thời gian đến giải quyết nếu một trong các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông vắng mặt có lý do chính đáng.
Bước 2:
Tiếp tục báo cáo lên cấp trên, lãnh đạo có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).
Bước 3:
– Các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông sẽ tự thanh toán, giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự tại trụ sở cơ quan, đơn vị.
– Những trường hợp các bên liên quan trong vụ tai nạn giao thông không tự thỏa thuận, hòa giải được các thiệt hại, đền bù cho đối phương,…thì phải lập biên bản với Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự cho cả hai bên.
Bước 4:
– Sau khi hoàn thành việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông, cán bộ Cảnh sát giao thông thụ lý hoàn chỉnh hồ sơ đầy đủ và báo cáo lãnh đạo đơn vị kết thúc việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông cho các bên.
– Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo tai nạn giao thông đường bộ, lưu hồ sơ theo quy định của Bộ Công an và pháp luật có liên quan.
Tai nạn giao thông do Cơ quan điều tra thụ lý, giải quyết
Đối với các vụ tai nạn giao thông do Cơ quan điều tra thụ lý, giải quyết nhưng sau đó lại đưa ra quyết định không khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án tai nạn giao thông, nhưng hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì sẽ chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ tai nạn giao thông cho cơ quan, đơn vị Cảnh sát giao thông để xử lý vi phạm hành chính.
Các cán bộ Cảnh sát giao thông được giao tiếp nhận thụ lý báo cáo người có thẩm quyền thực hiện xử phạt vi phạm hành chính.
Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự được chuyển đến một bộ hồ sơ liên quan về vụ vi phạm an toàn giao thông. Sau đó cơ quan sẽ tiếp tục xử lý việc xử phạt vi phạm hành chính được căn cứ vào hồ sơ đấy.
Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền xử phạt có quyền tiến hành xác minh thêm tình tiết để làm căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Sau đó, trình tự giải quyết tai nạn giao thông được tiến hành theo các bước nêu trên.
Thời hạn giải quyết tai nạn giao thông
Thời hạn giải quyết tai nạn giao thông sẽ được chia thành 2 trường hợp đó là có dấu hiệu tội phạm và không có dấu hiệu tội phạm.
Thời hạn giải quyết vụ tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm
Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, vụ tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì thời hạn điều tra, xác minh, giải quyết như sau:
– Nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông thì Cảnh sát giao thông phải tiến hành điều tra, xác minh, giải quyết trong thời hạn 07 ngày; trường hợp vụ tai nạn giao thông có nhiều tình tiết phức tạp cần xác minh thêm thì có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông.
– Trường hợp phải thông qua giám định chuyên môn hoặc cần phải có thêm thời gian để xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
– Kết thúc thời hạn điều tra, xác minh thì lực lượng Cảnh sát giao thông phải ra Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 14/TNĐB ban hành theo Thông tư này và tiến hành xử lý pháp luật hành chính.
Thời hạn giải quyết tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm
Theo khoản 1 Điều 20 Thông tư 63/2020/TT-BCA, Quá trình thực hiện việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì cán bộ được phân công điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông báo cáo Cục trưởng và cán bộ được phân công điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh báo cáo Trưởng phòng để Cục trưởng, Trưởng phòng ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn điều tra theo Điều 38 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 và Điều 40 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Như vậy, tùy thuộc vào dấu hiệu phạm tội mà thời hạn giải quyết vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “ Thời hạn giải quyết tai nạn giao thông” . Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên; Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; tạm dừng công ty; Đăng ký hộ kinh doanh; Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp bao nhiêu; Giấy phép sàn thương mại điện tử; Thủ tục đăng ký bảo hộ logo; Xác nhận tình trạng hôn nhân; Thành lập công ty hợp danh; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Quy định của pháp luật về tội cướp tài sản mới nhất
- Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?
- Biển báo cấm có biển phụ đi như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Cần giải quyết kịp thời khách quan: Đó là việc các cơ quan, đơn vị tiếp nhận thông tin vụ án nhanh, xử lý thông tin khẩn trương. Khi có thông tin về vụ tai nạn, các đơn vị chuyên ngành phải vào cuộc, làm rõ nguyên nhân gây ra tai nạn. Cán bộ đơn vị có chức năng sẽ được cử đến hiện trường và giải quyết theo quy định pháp luật có liên quan.
Quy trình xử lý tai nạn giao thông phải được kết hợp: giữa lực lượng Cảnh sát giao thông và lực lượng Công an nhân dân. Từ đó điều tra làm rõ nguyên nhân và các vi phạm trong điều khiển phương tiện giao thông. Đồng thời, phải đảm bảo tập trung, thống nhất ý kiến dưới sự chỉ đạo của Thủ trưởng các cấp.
Các cơ quan, đơn vị và cá nhân cấp dưới phải thực hiện chỉ đạo của cấp trên mình, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị mình và trước pháp luật về quyết định và hành vi của mình. Có thể thấy với nguyên tắc này, mỗi cá nhân khi tham gia xử lý vi phạm cũng cần hết sức thận trọng và cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của các cá nhân trong vụ việc tai nạn giao thông.
Không được lợi dụng chức quyền: Những hành vi lợi dụng, lạm dụng công tác điều tra vụ việc gây tai nạn giao thông để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức đều bị coi là vi phạm và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hãy tham gia giao thông với một ý thức tốt nhất để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người xung quanh. Dưới đây là một số những điều mà bạn nên lưu ý khi tham gia giao thông.
– Không nên dừng xe trước hoặc phía trái lằn quy định tại các chốt có đèn tín hiệu giao thông.
– Không rẽ ở những nơi không có biển báo rẽ phải.
– Không được cho xe lưu thông khi đèn đỏ hoặc cố tăng ga để vượt đèn vàng đã cảnh báo.
– Giảm tốc độ khi tham gia giao thông thấy có biển báo đường rẽ ngang hoặc trong ngõ hẻm, các đoạn đường tàu cắt ngang.
– Luôn thận trọng và đề phòng các phương tiện như xe máy, xe đạp và người băng qua đường đột ngột rẽ.
– Giữa khoảng cách thật tố, tránh bị gần quá để có thể phản ứng kịp trong tình huống bất ngờ.
– Không được sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích quá mạnh ảnh hưởng đến việc lái xe.
– Người tham gia giao thông cần nắm vững hệ thống biển báo để đảm bảo sự an toàn cho cá nhân và những người xung quanh.