Quy trình tài trợ đa phương theo quy định pháp luật

bởi Hoàng Yến
Quy trình tài trợ đa phương theo quy định pháp luật

Chào Luật sư, trong bản tin thời sự tôi có được nghe đến cụm từ “tài trợ đa phương” nhưng tôi không rõ về khái niệm cũng như quy trình tài trợ đa phương theo quy định pháp luật hiện hành như thế nào? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi.

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Luật sư X. Trường hợp của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhằm trả lời câu hỏi của bạn về quy trình tài trợ đa phương theo quy định pháp luật. Mời bạn đón đọc ngay nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 113/2014/NĐ-CP

Khái niệm về quy trình tài trợ đa phương

Quy trình tài trợ đa phương được hiểu một cách đơn giản nhất đó chính là việc xây dựng một quy trình tài trợ bởi các chủ thể tài trợ. Trong đó các hình thức giao dịch thuê mua có từ ba bên trở lên tham gia.

Đặc điểm quy trình tài trợ đa phương

Thứ nhất, trong hình thức tài trợ đa phương này thì việc các các chủ thể tham gia vào hoạt động tài trợ phải từ ba chủ thể trở lên. Cũng do đó mà trong quy trình tài trợ đa phương có thể có các trường hợp chủ yếu sau:

Một là, trong quy trình tài trợ đa phương là việc tài trợ ba bên có sự tham gia của nhà cung cấp;

Hai là, trong quy trình tài trợ đa phương thì việc tài trợ ba bên có sự tham gia của người cho vay;

Ba là, trong quy trình tài trợ đa phương tài trợ có sự tham gia của nhà cung cấp và người cho vay (tài trợ bốn bên).

Thứ hai, trên quy trình của tài trợ đa phương thực tế thì đối với mỗi nguồn tài trợ nhất định thì ở đó nhóm của của chủ thể tham gia vào hoạt động tài trợ có thể lập bản đồ các quy trình tài trợ. Do đó, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì trong hồ sơ của quy trình tài trợ đa phương phải có đầy đủ các loại thông tin bao gồm thời gian và người ra quyết định cho từng bước.

Các tổ chức đa phương dựa vào sự đóng góp tài chính của các thành viên, cổ đông và các bên liên quan khác để hoạt động và thực hiện các hoạt động của họ. Khối lượng và chất lượng tài trợ mà họ nhận được có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng cung cấp của họ.

Chương này trình bày bốn xu hướng chính trong việc tài trợ gần đây cho hệ thống phát triển đa phương. Nó cũng đề xuất một khuôn khổ phân tích để vạch ra các tác động rộng hơn của các quyết định tài trợ cá nhân do các thành viên Ủy ban Hỗ trợ Phát triển  và các bên liên quan đa phương khác đưa ra. Mà các thành viên vẫn là cổ đông và nhà tài trợ lớn nhất của hệ thống phát triển đa phương, vẫn giữ vai trò trung tâm trong tài chính phát triển đa phương. Nó cần sử dụng chiến lược và hiệu quả các đóng góp đa phương của mình. Chương này phân tích các chiến lược danh mục đầu tư đa phương của các nhà cung cấp chính thức và khám phá cách cơ sở tài trợ của các tổ chức đa phương có thể ảnh hưởng đến tính độc lập và tính bền vững của các chương trình của họ.

Quy trình tài trợ đa phương theo quy định pháp luật

Cũng theo như những khái niệm và đặc điểm nêu ra ở trên về quy trình tài trợ đa phương thì có thể nhận thấy rằng đó với quy trình này đã được nhận định là bao gồm ba quy trình được các chủ thể tham gia vào quỹ tài trợ đã phương này lựa trọn. Theo như sự tìm hiểu của tác giả thì trong mỗi quy trình đều có một điểm chung là đều có các chủ thể tham gia vào hoạt động tài trợ này và bên cạnh đó, thì không thể nào bỏ qua các nhà cũng cấp trong việc tài trợ đa phương theo như quy định của pháp luật hiện hành. Chẳng qua có sự khác nhau ở đây là đối với mỗi quá trình sẽ có sự thay đổi của nhà cung cấp, có sự tham gia của người cho vay hay là có sự tham gia của nhà cung cấp và người cho vay (tài trợ bốn bên). Cụ thể thì quy trình tại trợ đa phương được thực hiện với trình tự các bước như sau:

– Đối với trường hợp tài trợ ba bên có sự tham gia của nhà cung cấp: người cho thuê có đủ năng lực tài chính và đã thỏa thuận với nhà cung cấp thiết bị. Qui trình này diễn ra theo các bước sau:

Bước 1: Người thuê đề nghị gửi kèm hồ sơ đăng kí thuê mua hoặc cả những đề nghị tài trợ đối với thiết bị đã được thỏa thuận đối với nhà cung cấp;

Bước 2: Người cho thuê tiến hành thẩm định, đàm phán và kí kết hợp đồng thuê mua;

Bước 3: Người cho thuê xem xét và kí hợp đồng mua thiết bị với nhà cung cấp;

Bước 4: Nhà cung cấp giao thiết bị cho người cho thuê;

Bước 5: Người cho thuê trả tiền theo hợp đồng mua thiết bị;

Bước 6: Nhà cung cấp chuyển quyền sở hữu thiết bị cho người cho thuê;

Bước 7: Người cho thuê chuyển quyền sử dụng thiết bị cho người thuê.

Như vậy, để có thể tiến hành quy trình tài trợ đa phương mà cụ thể ở đây là trường hợp tài trợ ba bên có sự tham gia của nhà cung cấp theo như quy định thì các chủ thể của các bên trong quy trình này muốn thực hiện quy trình tài trợ đa phương thì cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và tiến hành việc chuyển đổi theo một trình tự cụ thể được tác giả nêu trên theo như quy định của pháp luật hiện hành. Việc tuân thủ các quy định của pháp luật sẽ giúp quá trình tiến hành quy trình tài trợ đa phương được nhanh chóng, thuận lợi, chính xác và đảm bảo tốt đa nhất quyền lợi của các chủ thể tham gia vào trường hợp tài trợ ba bên có sự tham gia của nhà cung cấp của quy trình tài trợ đa phương khi thực hiện quy trình tài trợ đa phương này theo như quy định của pháp luật hiện hành.

– Đối với trường hợp tài trợ ba bên có sự tham gia của người cho vay: khi người cho thuê muốn mở rộng tài trợ nhưng nguồn tài chính có hạn. Qui trình này diễn ra theo các bước sau:

Bước 1: Người thuê nộp đề nghị, hồ sơ đăng kí thuê;

Bước 2: Người cho thuê thẩm định và kí kết hợp đồng thuê mua với người thuê;

Bước 3: Người cho thuê xin vay tiền và thế chấp bằng quyền sở hữu tài sản;

Bước 4: Người cho vay và người cho thuê kí thỏa ước vay nợ;

Bước 5: Người cho vay chuyển tiền;

Bước 6: Người cho thuê chuyển quyền sử dụng tài sản.

Cũng giống như quy trình tài trợ ở trên thì đối với trường hợp tài trợ ba bên có sự tham gia của người cho vay thì các chủ thể của các bên trong quy trình này muốn thực hiện quy trình tài trợ đa phương thì cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và tiến hành việc chuyển đổi theo một trình tự cụ thể được tác giả nêu trên theo như quy định của pháp luật hiện hành.

– Đối với tài trợ có sự tham gia của nhà cung cấp và người cho vay (tài trợ bốn bên): người cho thuê giữ vai trò trung gian trong việc huy động vốn và đưa tài sản vào hoạt động. Qui trình tài trợ đối với trường hợp này diễn ra như sau:

Bước 1: Người thuê nộp đăng kí và hồ sơ thuê tài sản;

Bước 2: Người cho thuê xét duyệt và kí hợp đồng thuê mua với người thuê;

Bước 3: Người cho thuê kí hợp đồng mua tài sản, thiết bị của nhà cung cấp;

Bước 4: Nhà cung cấp chuyển giao quyền sở hữu tài sản, thiết bị và đồng thời giao thiết bị cho người thuê;

Bước 5: Người cho thuê mang quyền sở hữu tài sản, thiết bị thế chấp để vay tiền;

Bước 6: Người cho thuê kí thỏa ước vay tiền với người cho vay;

Bước 7: Người cho vay chuyển tiền;

Bước 8: Người cho thuê trả tiền cho nhà cung cấp;

Bước 9: Người cho thuê giao quyền sử dụng thiết bị cho người thuê.

Quy trình tài trợ đa phương theo quy định pháp luật

Quy trình tài trợ đa phương theo quy định pháp luật

Thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật phải dựa trên nguyên tắc gì?

Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 113/2014/NĐ-CP quy định thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật phải dựa trên nguyên tắc sau:

– Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đảm bảo độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

– Bảo đảm tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật.

– Bình đẳng và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

– Bảo đảm tính hiệu quả, thiết thực và không trùng lặp.

– Đề cao trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan chủ quản bảo đảm đúng pháp luật, hiệu quả trong việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trong hợp tác quốc tế về pháp luật.

– Việc xây dựng, phê duyệt, quản lý và thực hiện chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật phải tuân theo các quy định của Nghị định này, các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, viện trợ phi Chính phủ nước ngoài và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Quy định tài trợ đa phương theo quy định pháp luật” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là thủ tục nhận con để làm giấy khai sinh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng vốn ODA thuộc về cơ quan nào?

Căn cứ Điều 12 Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA như sau:
Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
1. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia và chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 17 của Luật Đầu tư công.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sau đây:
a) Chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi, trừ chương trình, dự án quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA không hoàn lại trong các trường hợp sau: chương trình, dự án nhóm A và nhóm B; chương trình, dự án kèm theo khung chính sách; chương trình, dự án trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tôn giáo; chương trình tiếp cận theo ngành; mua sắm các loại hàng hóa thuộc diện phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép;
c) Dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài để chuẩn bị dự án đầu tư.
3. Người đứng đầu cơ quan chủ quản quyết định chủ trương đầu tư đối với chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA không hoàn lại nhóm C.
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Luật Đầu tư công 2019 như sau:
Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án
1. Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sau đây:
a) Chương trình mục tiêu quốc gia;
b) Dự án quan trọng quốc gia.
2. Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ngân sách trung ương, trừ chương trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Như vậy, đối với chương trình mục tiêu quốc gia có sử dụng vốn ODA, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư thuộc về Quốc hội.

Sau khi đề xuất chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng vốn ODA thì cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?

Tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề xuất chương trình, dự án.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền phê duyệt các đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, trong đó bao gồm chương trình mục tiêu quốc gia.
Đồng thời, khoản 2 Điều này quy định cụ thể trình tự, thủ tục phê duyệt đề xuất chương trình, dự án như sau:
Trình tự, thủ tục phê duyệt Đề xuất chương trình, dự án:
a) Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương lập Đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan theo quy định của pháp luật; giải trình rõ lý do đề xuất vay theo điều kiện ràng buộc của nhà tài trợ (nếu có);
b) Bộ Tài chính chủ trì xác định thành tố ưu đãi, đánh giá tác động của khoản vay mới đối với các chỉ tiêu an toàn nợ công, xác định cơ chế tài chính trong nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Quản lý nợ công và đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản lấy ý kiến các cơ quan liên quan về Đề xuất chương trình, dự án. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của Bộ Tài chính theo quy định tại điểm b khoản này và ý kiến các cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá sự cần thiết của chương trình, dự án; đánh giá sơ bộ tính khả thi, hiệu quả kinh tế – xã hội; sơ bộ tác động môi trường (nếu có) và tác động của chương trình, dự án đối với kế hoạch đầu tư công trung hạn; lựa chọn Đề xuất chương trình, dự án phù hợp và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
d) Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề xuất chương trình, dự án với các nội dung: Tên chương trình, dự án; tên nhà tài trợ, đồng tài trợ nước ngoài (nếu có); tên cơ quan chủ quản; điều kiện ràng buộc của nhà tài trợ nước ngoài (nếu có), mục tiêu, quy mô dự kiến; thời gian thực hiện dự kiến; tổng mức đầu tư dự kiến và cơ cấu nguồn vốn; cơ chế tài chính trong nước; phương thức cho vay lại; đề xuất sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi cho vật tư, thiết bị dự phòng trong trường hợp đặc thù (nếu có) và các nội dung khác có liên quan;
đ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo chính thức cho nhà tài trợ về quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề xuất chương trình, dự án.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm