Quy trình thông báo tháo dỡ công trình vi phạm như thế nào?

bởi Anh
Quy trình thông báo tháo dỡ công trình vi phạm như thế nào

Có rất nhiều các công trình trái phép, công trình vi phạm các quy định về pháp luật được xây dựng và cần phải tháo dỡ. Việc tháo dỡ có thể hiểu là việc khắc phục hậu quả của việc xây dựng công trình vi phạm. Khi thực hiện tháo dỡ những công trình vi phạm này các cơ quan chức năng cũng cần phải tuân thủ những quy định của việc tháo dỡ. Vậy quy định cũng như trình tự của việc tháo dỡ công trình vi phạm như thế nào? Bài viết “Quy trình thông báo tháo dỡ công trình vi phạm như thế nào? ” dưới đây của LSX sẽ giúp bạn có những thông tin cần thiết về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai 2013 

Buộc tháo dỡ công trình vi phạm là gì?

Hiện nay việc xây dựng những công trình vi phạm vẫn còn tồn đọng và xảy ra ở nhiều địa phương, việc dỡ bỏ những công trình này là điều cần thiết vì việc để những công trình như vậy có thể để lại nhiều hệ lụy xấu cũng như mở ra những tiền lệ không tốt cho vấn đề quản lý xây dựng.

Nhiều trường hợp xây dựng công trình mà không được cấp phép hay có những điều kiện đủ để xây dựng theo quy định của nhà nước. Trong những trường hợp như vậy người có thẩm quyền sẽ có quyền yêu cầu tháo dỡ những công trình xây dựng này do không đảm bảo những điều kiện cần thiết để được xây dựng. Việc tháo dỡ này được quy định rất nghiêm ngặt để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức xây dựng.

Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép là biện pháp cưỡng chế hành chính nhằm khắc phục hậu quả được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt hành chính khi xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.

Cá nhân, tổ chức vi phạm phải tháo đỡ công trình xây dựng trái phép; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện thực hiện thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành. Mọi chỉ phí cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế do cá nhân, tổ chức vi phạm chịu.

Biện pháp này thường được áp dụng đối với chủ đầu tư hoặc chủ công trình, cá nhân, tổ chức có hành vi xây dựng công trình trên đất lấn chiếm; xây dựng công trình sai diện tích xây dựng theo thiết kế được duyệt, đã được quy định trong giấy phép xây dựng, xây dựng công trình sai về chỉ giới xây dựng, chiều cao tầng, số tầng, kiến trúc mặt nhà đường phố so với giấy phép xây dựng; xây dựng công trình vi phạm chỉ giới đường đỏ, hành lang an toàn giao thông, mạng lưới điện, hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống cung cấp năng lượng, đê điều, khu vực bảo vệ các công trình quốc phòng, an ninh, khu di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng.

>> Xem thêm: Hành vi trốn thuế bị xử lý như thế nào

Quy trình thông báo tháo dỡ công trình vi phạm như thế nào
Quy trình thông báo tháo dỡ công trình vi phạm như thế nào

Quy trình thông báo tháo dỡ công trình vi phạm như thế nào?

Trước khi tháo dỡ công trình xây dựng thì người quản lý việc tháo dỡ cần phải chuẩn bị những bước nhất định, một trong số đó có thông báo cho người có quyền và nghĩa vụ liên quan biết đến vấn đề tháo dỡ công trình xây dựng này. Vậy quy trình thông báo này như thế nào?

Khoản 4 Điều 12 Luật xây dựng 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng, trừ trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn; vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.

Trình tự, thủ tục xử phạt và cưỡng chế thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, và Nghị định 166/2013/NĐ-CP như sau:

– Người có thẩm quyền yêu cầu người có hành vi vi phạm đang diễn ra buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm và lập biên bản vi phạm hành chính thành 02 bản, giao cho người vi phạm hoặc tổ chức vi phạm giữ 01 bản; nếu hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt thì người lập biên bản chuyển biên bản đến người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt

– Tiến hành xác minh hành vi vi phạm

– Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

– Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Trong thời gian 02 ngày làm việc từ ngày ra quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền phải gửi quyết định cho cá nhân, tổ chức, bị xử phạt, cơ quan khác có liên quan để thi hành. Người vi phạm phải chấp hành xong quyết định trong thời gian 10 ngày từ ngày nhận quyết định xử phạt

– Nếu người vi phạm không tự nguyện chấp hành thì tiến hành cưỡng chế. Trước khi tổ chức cưỡng chế thì phải ra quyết định cưỡng chế gửi đến người vi phạm và các cơ quan cấp trên để thực hiện.

– Trong trường hợp phá dỡ công trình xây dựng trái phép hoặc không có giấy phép thì phải gửi đến người bị cưỡng chế, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành các biện pháp cưỡng chế trước ít nhất 05 ngày để phối hợp.

– Nếu trước khi tiến hành cưỡng chế, người bị cưỡng chế tự nguyện thi hành thì cơ quan chủ trì cưỡng chế lập biên bản công nhận sự tự nguyện thi hành; nếu cố tình vắng mặt thì cần phải có đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến để cưỡng chế. 

Quy trình thông báo tháo dỡ công trình vi phạm như thế nào
Quy trình thông báo tháo dỡ công trình vi phạm như thế nào

Thẩm quyền cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm

Không phải ai cũng có quyền tháo dỡ một công trình xây dựng vì công trình này là tài sản của một cá nhân hoặc tổ chức nên khi tháo dỡ cần phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Việc thực hiện này hiện nay thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã nơi có công trình xây dựng trái phép.

Về thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm: Điều 3 và Điều 76 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền buộc tháo dỡ công trình, phần xây dựng công trình vi phạm.

Đối với công trình xây dựng thuộc thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở Xây dựng thì người có thẩm quyền xử phạt gửi hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để ban hành quyết định cưỡng chế. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Quy trình thông báo tháo dỡ công trình vi phạm như thế nào?. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp cụ thể buộc tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm?

Căn cứ Điểm d, Khoản 11, Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP; buộc tháo dỡ công trình trái phép trong các trường hợp cụ thể sau:
Tổ chức thi công xây dựng công trình SAI nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo;
Tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới;
Tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng;
Xây dựng công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm địnhphê duyệt trong trường hợp được MIỄN giấy phép xây dựng;
Xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử – văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống (trừ trường hợp xây dựng công trình để khắc phục những hiện tượng này);
Xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.

Ai có quyền buộc tháo dỡ công trình xây dựng?

Căn cứ Khoản 4, Điều 70 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, thẩm quyền buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép thuộc về:
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Xây dựng và Thanh tra Bộ Xây dựng;
Chánh thanh tra Sở Xây dựng, Chánh thanh tra Bộ Xây dựng;
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm