Quy trình về đo nồng độ cồn trong máu được tiến hành ra sao?

bởi Thùy Linh
Quy trình về đo nồng độ cồn trong máu áp dụng trong các bệnh viện được tiến hành ra sao

Xin chào Luật sư, hôm trước tôi có đi liên hoan với các bạn cũ thì bị thổi nồng độ cồn và bị xử phạt nhưng hôm đó tôi không uống nhiều nên tôi rất băn khoăn không biết quy trình về đo nông độ cồn trong máu áp dụng trong các bệnh viện được tiến hành ra sao?. Tôi rất mong có thể nhận được sự tư vấn của Luật sư. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp thắc mắc “Quy trình về đo nồng độ cồn trong máu áp dụng trong các bệnh viện được tiến hành ra sao?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý:

Mục đích của việc xét nghiệm nồng độ cồn trong máu

Xác định nồng độ cồn (Etanol) trong máu phục vụ cho việc xác định nguyên nhân tai nạn giao thông do có sử dụng rượu, bia và nước uống có cồn.

Đối tượng xét nghiệm nồng độ cồn trong máu:

Người tham gia giao thông có chỉ định kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

Quy trình về đo nồng độ cồn trong máu áp dụng trong các bệnh viện:

a) Các bước chuẩn bị:

– Thủ tục hành chính: Tiếp nhận thông tin về tai nạn giao thông. Bác sĩ khám và chỉ định làm xét nghiệm định lượng alcol trong máu.

– Trang bị và dụng cụ:

+ Dung dịch sát khuẩn: Benzalkonium hoặc Povidone-iodin (Không dùng chất sát khuẩn có cồn).

+ Ống nghiệm (tube) lấy máu có nút đậy kín và chặt, bơm tiêm lấy máu.

– Chuẩn bị đối tượng xét nghiệm và giải thích cho họ hoặc người thân (nếu có).

b) Lấy mẫu bệnh phẩm (máu):

– Sát trùng: Dùng dung dịch sát khuẩn.

– Lấy máu tĩnh mạch: 03ml

– Ống nghiệm đựng máu chuyên dùng cho xét nghiệm định lượng cồn (có nắp đậy kín).

– Sau khi lấy máu, đậy chặt nút ống nghiệm và chuyển ngay tới phòng xét nghiệm trong vòng 30 phút; nếu phòng xét nghiệm ở xa sau khi lấy máu, đậy chặt nút ống nghiệm bảo quản ở 00C và chuyển ngay về cơ sở xét nghiệm gần nhất.

– Trên giấy yêu cầu xét nghiệm, phải ghi rõ giờ lấy bệnh phẩm, tên tuổi địa chỉ đối tượng xét nghiệm, tên người lấy máu, bác sĩ chỉ định ký phiếu xét nghiệm và ngày giờ.

c) Tiến hành xét nghiệm:

– Sau khi nhận mẫu, bệnh phẩm vẫn được đậy nút kín, ly tâm ngay.

– Bệnh phẩm sau ly tâm mở nút đậy và tiến hành phân tích ngay trong vòng 05 phút

– Xét nghiệm được tiến hành trên máy phân tích hóa sinh theo kỹ thuật định lượng cồn máu.

– Kết quả xét nghiệm phải đảm bảo độ tin cậy.

d) Biểu thị kết quả

– Đơn vị: mg/L hoặc mmol/L

Hệ số chuyển đổi:

mmol/L x 4,608 = mg/100mL

hoặc mmol/L x 0,04608 = g/L.

Quy trình về đo nồng độ cồn trong máu áp dụng trong các bệnh viện được tiến hành ra sao?

Sử dụng rượu bia gây tai nạn giao thông bị phạt như thế nào?

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, mức xử phạt với người điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn vượt quá mức quy định như sau:

Mức phạt đối với xe mô tô, xa gắn máy

Đối với người sử dụng xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xa máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (Điểm c Khoản 6 Điều 6) (Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng (Điểm e Khoản 11 Điều 5))

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở (Điểm c Khoản 7 Điều 6) (Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng (Điểm g Khoản 11 Điều 5))

– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (Điểm e Khoản 8 Điều 6) ( Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (Điểm h Khoản 11 Điều 5))

Mức phạt đối với xe ô tô

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. (Điểm c Khoản 6 Điều 5) (Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng (Điểm e Khoản 11 Điều 5))

– Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng nếu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. (Điểm c Khoản 8 Điều 5) (Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng (Điểm g Khoản 11 Điều 5))

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. (Điển a Khoản 10 Điều 5) ( Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (Điểm h Khoản 11 Điều 5))

Mức phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn?

Đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

+ Đối với xe mô tô, xa gắn máy

Đối với người sử dụng xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xa máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (Điểm c Khoản 6 Điều 6) (Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng (Điểm e Khoản 11 Điều 5))

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở (Điểm c Khoản 7 Điều 6) (Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng (Điểm g Khoản 11 Điều 5))

– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (Điểm e Khoản 8 Điều 6) ( Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (Điểm h Khoản 11 Điều 5))

+ Đối với xe ô tô

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. (Điểm c Khoản 6 Điều 5) (Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng (Điểm e Khoản 11 Điều 5))

– Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng nếu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. (Điểm c Khoản 8 Điều 5) (Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng (Điểm g Khoản 11 Điều 5))

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. (Điển a Khoản 10 Điều 5) ( Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (Điểm h Khoản 11 Điều 5)).

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quy trình về đo nồng độ cồn trong máu áp dụng trong các bệnh viện được tiến hành ra sao?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, gửi thông báo phát hành hóa đơn điện tử, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, uỷ quyền quyết toán thuế tncn, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Khi nào thực hiện xét nghiệm cồn trong máu?

Một trong những lý do liên quan đến pháp luật phổ biến nhất là vi phạm nồng độ cồn trong máu cho phép của các tài xế được khi cảnh sát giao thông nghi ngờ người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu bia để tìm lỗi nồng độ cồn xe máy 2019 và các phương tiện giao thông khác như ôtô và kể cả xe đạp. Ngoài ra, xét nghiệm nồng độ cồn trong máu cũng được thực hiện sau khi xảy ra các vụ tai nạn giao thông và cảnh sát sẽ điều tra người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu bia có uống bia rượu trước khi gây tai nạn cho người khác và để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Một trường hợp khác liên quan đến mặt pháp lý là tai nạn lao động.

Lấy bệnh phẩm như thế nào?

– Sát trùng vị trí chọc tĩnh mạch lấy máu bằng dung dịch sát khuẩn không có Ether, cồn..
– Lấy 3 ml máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li-Heparin và EDTA. Ống lấy máu phải đạt tiêu chuẩn và nút đảm bảo chặt , kín. Máu cần chuyển tới phòng xét nghiệm trong vòng 30 phút.
 – Máu cần được ly tâm ngay tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.  

Tại Việt Nam, nồng độ cồn trong máu được quy định là bao nhiêu?

Tại Việt Nam: nồng độ cồn trong máu: 0,5g/L (CV số 43 /BHYT- GĐ BHYT).

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm