Quy trình xử lý tình huống chữa cháy đám cháy xảy ra tại trạm như thế nào?

bởi Hà Trang

Xin chào Luật sư. Tôi tên là Tình. Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi lên đây mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cụ thể đó là Quy trình xử lý tình huống chữa cháy đám cháy xảy ra tại trạm? Các biện pháp PCCC hiệu quả? Mong được luật sư giải đáp.

Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng đặt câu hỏi, dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Luật sư X :

Căn cứ pháp lý

Luật Phòng cháy chữa cháy năm 2001

Phòng cháy chữa cháy là gì? 

Phòng cháy chữa cháy (PCCC) dường như đã là một cụm từ quá quen thuộc đối với mỗi chúng ta. PCCC là một công việc nhằm đảm bảo sự an toàn cho mọi người khi chưa hoặc đã xảy ra các vấn đề về đám cháy. Đây là trách nhiệm của toàn xã hội chứ không riêng của bất kỳ cá nhân nào.

Hoặc có thể giải thích phòng cháy chữa cháy là gì một cách học thuật hơn: PCCC là tổng hợp các biện pháp, giải pháp kỹ thuật bằng cách nào đó để có thể loại trừ hoặc hạn chế đến mức tối đa các nguy cơ cháy nổ. Đồng thời qua đó tạo điều kiện thuận lợi và phù hợp cho công tác cứu người, cứu tài sản, chữa cháy, chống cháy lan hiệu quả.

Có rất nhiều nguyên nhân gây cháy như do chập điện, do thời tiết, cũng có trường hợp tiềm ẩn không rõ nguyên nhân. Nói chung, vào bất kỳ thời điểm nào và tại đâu cũng đều có nguy cơ xảy ra cháy nổ. Vì vậy, tất cả chúng ta đều phải trang bị các kiến thức cơ bản nhất về PCCC để dùng khi cần thiết.

Quy trình xử lý tình huống chữa cháy đám cháy xảy ra tại trạm

Bước 1: Bình tĩnh xử lý khi xảy ra cháy nổ

– Cần xác định nhanh điểm xảy ra cháy.

– Nhanh chóng đưa ra các giải pháp để chữa cháy, chống cháy.

Bước 2: Báo động cho mọi người xung quanh biết bằng cách nhanh nhất

– Hô hoán mọi người thông báo cho nhau.

– Nhấn nút chuông của hệ thống báo cháy

Bước 3: Lập tức ngắt điện toàn khu vực bị cháy

– Dùng các dụng cụ như kìm điện, ủng, găng tay cách điện để cắt cầu dao điện, ngắt attomat toàn khu vực bị cháy.

Bước 4: Báo ngay cho lực lượng Phòng cháy chữa cháy bằng cách gọi điện thoại tới số 114

Bước 5: Sử dụng các phương tiện chữa cháy có sẵn để dập tắt đám cháy

– Bình bột chữa cháy, bình chữa cháy khí CO2, ….

– Mền chữa cháy, cát,…

– Nước (tránh dùng nước chữa cháy khi chất cháy là dầu, xăng,… )

– Nếu có vòi chữa cháy và lăng trụ phun nước thì nhanh chóng kéo vòi và phun vào đám cháy.

Bước 6: Cứu những người bị nạn, những người có khả năng thoát được đám cháy

Bước 7: Di chuyển các tài sản, hàng hóa lưu động và các chất dễ cháy ra nơi an toàn

– Tạo khoảng các chống cháy lan.

Trách nhiệm phòng cháy chữa cháy

Hiện nay, mỗi hộ dân thành thị đều có trang bị ít nhất bình chữa cháy mini. Điều này có nghĩa là mỗi tổ chức hoặc cá nhân đều cần ý thức được tầm quan trọng của công tác PCCC, chứ không phải đó là công việc dành riêng cho lực lượng lao động PCCC. Cụ thể trách nhiệm của từng nhóm đối tượng như sau:

Lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy

  • Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về PCCC cho từng người dân. 
  • Hướng dẫn kiểm tra việc tuân thủ các quy định chung về PCCC của từng tổ chức và hộ dân trên địa bàn họ quản lý.
  • Xử lý khi có sự cố đám cháy một cách nhanh nhất, kịp thời và hạn chế những tổn hại về người và của. 

Các cơ quan, tổ chức

  • Người quản lý có trách nhiệm về việc phổ biến kiến thức về PCCC cho các thành viên trong công ty, tổ chức.
  • Giữ gìn, duy trì và phát huy các hoạt động của đội PCCC nội bộ theo quy định của pháp luật.
  • Kiểm tra, giám sát công nhân viên trong việc chấp hành các nội quy về PCCC một cách thường xuyên
  • Luôn dự phòng và đảm bảo một mức ngân sách nhằm đáp ứng đủ cho công tác PCCC được vận hành một cách hiệu quả nhất.

Các hộ gia đình

  • Mỗi người dân trong khu vực đều cần có kiến thức về phòng cháy và chữa cháy là gì.
  • Hạn chế tối đa các nguy cơ xảy ra cháy nổ như cẩn thận khi sử dụng bếp ga, không sử dụng điện quá tải, v.v…
  • Trang bị đầy đủ các thiết bị PCCC chuyên dụng trong nhà.
  • Khi có hỏa hoạn xảy ra, cần dũng cảm và phối hợp hiệu quả với các lực lượng PCCC 
Quy trình xử lý tình huống chữa cháy đám cháy xảy ra tại trạm
Quy trình xử lý tình huống chữa cháy đám cháy xảy ra tại trạm

Các biện pháp PCCC hiệu quả

Phòng cháy nghĩa là đề phòng khi hỏa hoạn chưa xảy ra còn chữa cháy nghĩa là sự cố đã xảy ra rồi và xử lý. Biện pháp PCCC được thực hiện cụ thể như sau:

Biện pháp phòng cháy

Nếu công tác phòng cháy luôn được chú trọng đúng mực thì sẽ hiếm khi xảy ra đám cháy. Các tổ chức, cá nhân nhất định phải luôn chủ động trong mọi việc nhằm hạn chế tối đa những việc làm dẫn tới nguy cơ cháy nổ. Mỗi tổ chức và hộ gia đình nên:

  • Thay thế những vật dụng, thiết bị có chức năng chống cháy hoặc ít bắt nhiệt. 
  • Cách ly các nguồn cháy với chất dẫn cháy, dễ cháy
  • Trang bị các thiết bị về PCCC tại nơi sinh hoạt để xử lý kịp thời khi có hỏa hoạn xảy ra.

Khi xảy ra hỏa hoạn thì biện pháp xử lý có thể được tóm gọn trong 3 ý chính như sau:

  • Dùng thiết bị chữa cháy chuyên dụng phủ lên bề mặt cháy. Đồng thời di chuyển các vật dễ cháy ra khỏi khu vực đang cháy để tránh cháy lan. Đây là việc cần làm để đảm bảo sự giảm thiểu tối đa tác hại của hỏa hoạn gây ra.
  • Sử dụng các vật dụng có sẵn như chăn, đệm nhúng nước, hoặc bao tải phủ lên bề mặt cháy, ngăn chặn sự lây lan tạm thời của đám cháy.
  • Dùng vòi xịt nước để chữa cháy. Tuy nhiên cẩn thận trường hợp cháy do chập điện sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng nếu dùng nước, vì nước cũng là chất dẫn điện.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Quy trình xử lý tình huống chữa cháy đám cháy xảy ra tại trạm“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, tạm ngừng kinh doanh chi nhánh, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102 . Ngoài ra , để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Có thể bạn quan tâm

Các câu hỏi thường gặp

Thành lập lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở

Căn cứ Điều 31 Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (Luật phòng cháy và chữa cháy sửa đổi bổ sung năm 2013):
Người đứng đầu cơ sở và người đứng đầu cơ quan, đơn vị kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có trách nhiệm thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách. 
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện, bảo đảm các điều kiện cần thiết và duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
Bố trí lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở:
– Cơ sở có dưới 10 người thường xuyên làm việc thì tất cả những người làm việc tại cơ sở đó là thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành và do người đứng đầu cơ sở chỉ huy, chỉ đạo;
– Cơ sở có từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 10 người, trong đó có 01 đội trưởng;

Nhiệm vụ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở

 Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
– Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy và chữa cháy.
 Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
– Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy và chữa cháy.

Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy

Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở thuộc đối tượng phải tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy.
Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy
a) Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng;
b) Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;
c) Biện pháp phòng cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy;
d) Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;
đ) Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
e) Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy: 
– Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu: Từ 16 đến 24 giờ.
–  Thời gian huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ.
– Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 08 giờ.
 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm