Thực trạng công tác phòng cháy, chữa cháy rừng hiện nay

bởi Nguyen Duy

Chào Luật sư X, đang vào mùa hanh khô dễ dẫn đến cháy rừng vậy đội phòng cháy chữa cháy đã có những chuẩn bị gì chưa? Thực trạng công tác phòng cháy, chữa cháy rừng như thế nào? Xin được tư vấn.

Chào bạn, bắt đầu từ tháng 5, và đến tháng 6, 7 là giai đoạn cao điểm thường xảy ra cháy rừng. Do vậy, ngay từ lúc này, công tác phòng cháy, chữa cháy cũng được quan tâm chú trọng hơn. Vậy phòng cháy chữa cháy là gì? Thực trạng công tác phòng cháy chữa cháy rừng hiện nay? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.

Phòng cháy rừng là gì?

Phòng cháy rừng là việc thực hiện đầy đủ các biện pháp tổ chức, kinh tế, xã hội, pháp chế, khoa học công nghệ, tuyên truyền, giáo dục, dự báo, cảnh báo … và điều tiết các hoạt động của con người trong và gần vùng rừng; xây dựng các công trình phòng lửa nhằm ngăn chặn không để xảy ra cháy rừng.

Thực trạng công tác phòng cháy chữa cháy rừng hiện nay

Thực trạng công tác phòng cháy, chữa cháy rừng hiện nay
Thực trạng công tác phòng cháy, chữa cháy rừng hiện nay

Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng gay gắt, hanh khô diễn ra trên diện rộng, nhiệt độ cao trên 40 độ C dẫn đến nguy cơ xảy ra cháy rừng ở mức cảnh báo cấp V, cấp cực kỳ nguy hiểm. Cùng với đó, tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp và khó lường ở Việt Nam làm nguy cơ tiềm ẩn về cháy rừng và cháy lớn ngày càng nghiêm trọng.

Theo số liệu thống kê của Cục Kiểm lâm trong vòng 40 năm qua, tổng số vụ cháy rừng đã lên đến trên 47.000 vụ, diện tích thiệt hại khoảng 633.000 ha, thiệt hại về tiền ước tính hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

Các vụ cháy rừng diễn ra ngày một nhiều làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái cùng với đó là thiệt hại do lũ lụt gây ra, bên cạnh những vùng hạn hán thiếu nước trầm trọng, ảnh hưởng đến sản xuất và tác động không nhỏ đến đời sống của con người.

Trong những năm gần đây công tác phòng cháy chữa cháy rừng đã được kiểm lâm, các chủ rừng và chính quyền địa phương cùng các cơ quan chuyên môn quan tâm chú trọng, vì vậy thiệt hại rừng do cháy gây ra có phần giảm đáng kể. Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp trong hai năm gần đây thì cả nước đã xảy ra hàng chục vụ cháy rừng, thiệt hại khoảng 3000 ha. Có thể thấy các vụ cháy rừng đã được giảm đi đáng kể.

Theo thống kê, các vụ hỏa hoạn, cháy rừng diễn ra ở Việt Nam có nguyên nhân chủ yếu là 90% do con người, khoảng vài phần trăm là do thiên tai. Nguyên nhân còn lại là do các nhân tố cộng hưởng làm cho cháy rừng xảy ra như: vật liệu cháy – tầng thảm mục dày, đặc biệt các vật liệu cháy tinh vô cùng nhỏ và dễ bắt lửa. Bên cạnh đó, nhiệt độ khô hanh khô kết hợp với gió làm ngọn lửa bùng phát và lan nhanh. Ngoài ra, do việc trồng rừng thuần loài để phát triển kinh tế, quá trình trồng rừng không quan tâm việc xây dựng các đai xanh hoặc đai trắng để cản lửa làm cản trở cho công tác chữa cháy.

Khó khăn trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng

Một trong những nguyên nhân cháy rừng hàng đầu là do sự thay đổi rõ rệt của khí hậu. Trái đất nóng lên nhiệt độ cũng thay đổi thất thường theo. Biên độ nhiệt theo đó mà càng ngày càng dao động mạnh lên và luôn giữ mức cao. Điều đó cho thấy nhiệt độ tại những nước nhiệt đới cao làm cho mùa hè khắc nghiệt hơn cháy rừng diễn ra phổ biến hơn.

Điều đáng chú ý là hầu hết các vụ cháy rừng đều có nguyên nhân chủ quan, do sự thiếu ý thức của chủ rừng hoặc người dân sinh sống gần khu vực có rừng. Trong đó, việc sử dụng lửa bừa bãi trong sinh hoạt, sản xuất để xảy ra cháy rừng; nhưng vẫn còn hiện tượng một số người dân dùng lửa đốt tổ ong lấy mật; đốt thực bì không đúng quy trình, quy định; thiếu kiểm soát khi đốt vàng mã ở các nghĩa trang gần rừng…Đây chính là những nguồn gây nguy cơ cháy rừng rất cao.

Địa bàn rộng, lực lượng kiểm lâm mỏng khiến việc kiểm soát, phát hiện và xử lý các nguy cơ cháy rừng hết sức khó khăn. Ngoài ra, công tác chữa cháy rừng cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu thốn về phương tiện, thiết bị chữa cháy.

Hiện đang bước vào mùa cao điểm nắng nóng, với nền nhiệt rất cao, làm tăng nguy cơ gây cháy rừng. Vì vậy, nếu không kiểm soát tốt các nguyên nhân gây cháy rừng do chủ quan của con người, thì hậu quả sẽ rất khó lường.

Hậu quả của cháy rừng

Cháy rừng làm cho nhiều loài sinh vật bị thiêu rụi, xác động vật bị cháy đen sau những vụ cháy rừng trông rất thương tâm. Nếu như là những loài động vật quý hiếm thì sẽ gây ra sự mất cân bằng sinh thái.

Ngoài mối đe dọa trực tiếp từ hỏa hoạn, cháy rừng còn thải vào thành phần không khí các chất ô nhiễm có hại cho sức khỏe con người. Điển hình như bụi mịn và các khí độc hại như cácbon mônôxít, ôxít nitơ và các hợp chất hữu cơ phi mêtan. Làm cho chỉ số AQI lên cao. Gây nguy hại cho sức khỏe con người và sinh vật.

Ngoài ra, những vụ cháy hiện nay xảy ra trong thời gian kéo dài khó dập tắt và gây hậu quả trầm trọng hơn về người cũng như kinh tế đất nước. Lửa cũng lan nhanh hơn và di chuyển theo nhiều hướng khó dự đoán. Gây khó khăn khí dập lửa.

Cháy rừng tác động xấu đến sức khỏe cũng như kinh tế và cơ sở hạ tầng quốc gia. Đây cũng là cũng trực tiếp giết chết nhiều loại động – thực vật gây mất cân bằng sinh thái. Nguy cơ lớn nhất là cháy rừng góp phần làm tăng thêm khí thải nhà kính. Làm cho khí hậu trái đất biến đổi nặng nề hơn nữa.

Các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng

Để thực hiện tốt và  có hiệu quả phương án phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa khô, nhất là khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, chúng ta cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

Hệ thống quản lý chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương về lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy rừng. Khi có cháy xảy ra, công tác chỉ đạo, điều hành được xuyên suốt từ  đó công tác phòng cháy, chữa cháy mới đạt được hiệu quả cao.

Chính quyền địa phương, kiểm lâm và chủ rừng phải phối hợp chặt chẽ, chủ động thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Đối với những người dân sống gần rừng, có nương rẫy thì cần phải có cam kết khi xử lý thực bì, báo cho kiểm lâm địa bàn và chủ rừng biết, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt phòng cháy chữa cháy.

Mỗi năm, các đơn vị chủ rừng phải xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; kiểm lâm kiểm tra giám sát thường xuyên trong việc xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy chữa cháy.

Khi xây dựng phương án trồng rừng, chúng ta cần phải có phương án phòng cháy như tạo băng xanh hoặc băng trắng xen kẽ, có thể kết hợp với đường vận chuyển lâm sản; những khu có điều kiện thuận lợi có thể tạo ra hồ chứa nước làm nguồn nước chữa cháy.

Một số vùng có điều kiện thuận lợi có thể đốt trước các thảm thực bì dưới tán rừng để giảm vật liệu chữa cháy vào mùa khô (chẳng hạn như ở Lâm Đồng trước khi vào mùa khô, người ta thường xử lý vật liệu cháy dưới tán rừng thông).

Theo dõi, cập nhật tình hình thời tiết thường xuyên đặc biệt là trên hệ thống cảnh báo cháy rừng của Cục Kiểm lâm, từ đó xác định được cấp dự báo cháy rừng để có biện pháp phòng ngừa.

Lực lượng kiểm lâm cùng đơn vị chủ rừng và địa phương hàng năm cần phải tổ chức diễn tập công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, đồng thời xây dựng lực lượng chữa cháy rừng chuyên trách.

Tăng cường đầu tư cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng về các hạng mục phòng cháy cũng như các dụng cụ chữa cháy, qua đó nâng cao hiệu quả chữa cháy rừng.

Trong mùa khô cao điểm cần kiểm tra thường trực 24/24 nhằm kiểm soát chặt chẽ; giảm thiểu những nguy cơ bị cháy rừng hoặc phát hiện được địa điểm cháy kịp thời. Khi phát hiện cần nhanh chóng huy động lực lượng để tham gia chữa cháy, xử lý kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thực trạng công tác phòng cháy, chữa cháy rừng hiện nay“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định bảo hộ logo công ty; thành lập công ty uy tín; thành lập công ty mới…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Yêu cầu về phòng cháy đối với dự án phát triển rừng?

Khi lập dự án phát triển rừng phải có giải pháp phòng cháy và chữa cháy, bảo đảm các nội dung sau:
– Giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan giữa các lô, khoảnh và tiểu khu rừng phù hợp với đặc điểm cháy của từng loại rừng; đến đường sắt, hệ thống đường dây điện cao thế, đường ống dẫn khí đốt, dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, nhà và công trình hiện có.
– Công trình phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với đặc điểm của từng loại rừng.
– Dự toán thiết kế phải bảo đảm đủ kinh phí cho việc thực hiện các hạng mục công trình phòng cháy và chữa cháy rừng.

Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng được tiến hành theo chế độ nào?

Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng được tiến hành theo chế độ kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất.

Trách nhiệm kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng trước và trong mùa khô hanh được quy định như thế nào?

– Trách nhiệm kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng trước và trong mùa khô hanh được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ rừng trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng theo chế độ định kỳ và đột xuất;
c) Cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng định kỳ đối với các khu rừng có nguy cơ xảy ra cháy; kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm cháy rừng hoặc vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt;
d) Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng 06 tháng hoặc 01 năm đối với rừng có nguy cơ xảy ra cháy và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm cháy hoặc vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm