Quyền bình đẳng vợ chồng trong quan hệ nhân thân theo quy định

bởi Thanh Loan
Quyền bình đẳng vợ chồng trong quan hệ nhân thân theo quy định

Quan hệ hôn nhân là quan hệ quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mỗi gia đình. Luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội là quan hệ về nhân thân và tài sản giữa các gia đình, bao gồm cả quan hệ vợ chồng. Một trong những mối quan hệ đó là quyền và nghĩa vụ về quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng. Mời bạn đọc tham khảo bài viết “Quyền bình đẳng vợ chồng trong quan hệ nhân thân theo quy định” để hiểu rõ thêm về quy định này.

Quyền bình đẳng vợ chồng trong quan hệ nhân thân theo quy định

Tình nghĩa vợ chồng là tình cảm phù hợp với đạo lý. Làm vợ, chồng của nhau phải hiểu rõ và hành động theo tình cảm, bổn phận và nghĩa vụ của mình, và lợi ích của vợ, chồng và lợi ích của các con, lợi ích của gia đình. Luật HN&GĐ năm 1959 có quy định cụ thể về quan hệ nhân thân  giữa vợ và chồng. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, quý trọng, săn sóc nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ, nuôi dạy con cái, lao động sản xuất, xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc (Điều 13), Vợ và chồng đều có quyền tự do chọn nghề nghiệp, tự do hoạt động chính trị, văn hóa và xã hội (Điều 14). Việc xác lập quan hệ vợ chồng không làm ảnh hưởng tới nghề nghiệp của mỗi bên. Ngược lại vợ chồng có trách  nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ nhau phát triển về chuyên môn, nghề nghiệp, năng khiếu, tư chất của bản thân theo nguyện vọng và khả năng của mỗi bên. Những quy định này nhằm bảo đảm quyền bình đẳng trên thực tế giữa vợ và chồng. Trên quan điểm bình đẳng giới, những hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhau giữa vợ và chồng phải được nhìn nhận từ cả hai phía: hành vi của chồng đối với vợ và hành vi của vợ đối với chồng. Những  dạng  hành  vi  đó  dưới  góc  độ  giới được gọi là bạo lực trên cơ sở giới. Việc xoá bỏ bạo lực trong gia đình, đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ là một yêu  cầu khách quan, là nhiệm vụ của tất cả các quốc gia.

Bình đẳng trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng

Công nhận và bảo vệ quyền bình đẳng về tài sản giữa vợ và chồng bằng pháp luật là điều kiện tiên quyết để xác lập quyền bình  đẳng  về kinh tế giữa vợ và chồng trong thực  tiễn. Tài sản là nguồn lực kinh tế trong đời sống vợ chồng. Theo quan điểm giới, nguồn lực là  những thứ mà con người cần để thực hiện có hiệu quả một hoạt  động nào đó (4). Có thể nói công nhận và bảo vệ quyền bình đẳng về sở hữu tài sản giữa vợ và chồng là cơ sở để phụ nữ có thể tiếp cận và kiểm  soát nguồn lực, trên cơ sở đó mới có khả năng tham gia và ra quyết định. Trong cuộc sống chung của vợ chồng,  do sự gắn bó mật thiết về tình cảm, sự cùng chung công sức, ý chí để tạo dựng tài sản chung, xây dựng đời sống chung nên không có sự phân biệt mức đóng góp của mỗi bên vợ  chồng đối với tài sản. Vì vậy, vợ chồng có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới. Nghĩa là tài sản bố mẹ cho trước khi kết hôn, tài sản lao động mà có được trước khi kết hôn, cũng như tài sản có được sau khi đã đăng ký kết hôn với chính quyền nhà nước được vợ và chồng cùng chiếm hữu, quản lí, sử dụng, định đoạt và quan trọng nhất các quyền đó giữa vợ và chồng là bình đẳng như nhau. Khi một bên chết trước, vợ và chồng đều có quyền thừa kế tài sản của nhau. Khi còn sống, cả hai người cùng chung sở hữu tài sản, đến khi một trong hai bên chết thì người vợ hoặc người chồng, đã có tình nghĩa trăm năm, sẽ là người thừa kế tài sản của người chết. Luật quy định như vậy nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người còn sống không phân biệt nam hay nữ , với nhu cầu sinh hoạt, nuôi nấng con cái.

Quyền bình đẳng vợ chồng trong quan hệ nhân thân theo quy định
Quyền bình đẳng vợ chồng trong quan hệ nhân thân theo quy định

Giải quyết vấn đề quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của một người khi Tòa án hủy quyết định tuyên bố chết

Điều 73 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Hủy bỏ quyết định tuyên bố chết:

1. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.

2. Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ trường hợp sau đây:

a) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật;

b) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.

3. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.

Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

4. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được giải quyết theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình.

5. Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Như vậy, hệ quả pháp lý của việc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người đã chết như sau:

Đối với quan hệ nhân thân: Không đương nhiên khôi phục mọi quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố chết mà căn cứ vào tình trạng thực tế để xem xét trường hợp nào sẽ được khôi phục.

Đối với quan hệ tài sản: Những người đã nhận thừa kế của người bị tuyên bố chết chỉ phải trả lại tài sản khi tài sản đó vẫn tồn tại. Nếu tài sản đó không còn, người hưởng thừa kế không có nghĩa vụ trả lại.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Quyền bình đẳng vợ chồng trong quan hệ nhân thân theo quy định”. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân, đổi tên căn cước công dân, tội làm nhục người khác và cưỡng đoạt tài sản… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết?

Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thi quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được quy định như sau:
– Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.
– Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được quy định tại Điều 72 Bộ luật dân sự 2015.

Quan hệ nhân thân, tài sản khi vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết mà trở về?

Theo quy định tại Điều 67 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì quan hệ nhân thân, tài sản khi vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết mà trở về được quy định cụ thể như sau:
-Khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được khôi phục kể từ thời điểm kết hôn. Trong trường hợp có quyết định cho ly hôn của Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 56 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp vợ, chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật.
-Quan hệ tài sản của người bị tuyên bố là đã chết trở về với người vợ hoặc chồng được giải quyết như sau:
Trong trường hợp hôn nhân được khôi phục thì quan hệ tài sản được khôi phục kể từ thời điểm quyết định của Tòa án hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực. Tài sản do vợ, chồng có được kể từ thời điểm quyết định của Tòa án về việc tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực đến khi quyết định hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ đã chết có hiệu lực là tài sản riêng của người đó;
Trong trường hợp hôn nhân không được khôi phục thì tài sản có được trước khi quyết định của Tòa án về việc tuyên bố vợ, chồng là đã chết có hiệu lực mà chưa chia được giải quyết như chia tài sản khi ly hôn.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm