Quyền của đương sự trong tố tụng dân sự quy định như thế nào?

bởi DuongAnhTho
Quyền của đương sự trong tố tụng dân sự quy định như thế nào?

Trong một vụ việc dân sự, đương sự là thành phần không thể thiếu, sự có mặt của đương sự góp phần giúp cho vụ việc được giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật. Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Mỗi đương sự đều được pháp luật quy định riêng về nghĩa vụ cũng như là quyền lợi ngang nhau không phân biệt giới tính, chủng tộc, màu da,.. Vậy quyền của đương sự được pháp luật quy định như thế nào trong Bộ luật tố tụng dân sự? Để hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật, mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Quyền của đương sự trong tố tụng dân sự quy định như thế nào?” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Năng lực tố tụng dân sự của đương sự trong vụ án dân sự

Theo quy định của bộ luật dân sự 2015 quy định thì năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự là hai yếu tố cấu thành năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Đương sự là một loại chủ thể của quan hệ pháp luật Tố tụng dân sự nên để tham gia vào quan hệ pháp luật Tố tụng dân sự thì đương sự phải có Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và Năng lực hành vi tố tụng dân sự. Theo đó năng lực pháp luật tố tụng dân sự của đương sự chính là khả năng pháp luật quy định cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác có các quyền và nghĩa vụ Tố tụng dân sự.

Pháp luật cũng có quy định cụ thể về năng lực pháp luật tố tụng dân sự được hiểu đó là năng lực pháp luật dân sự có mối quan hệ mật thiết với nhau. Năng lực pháp luật dân sự là cơ sở của Năng lực pháp luật tố tụng dân sự. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cá nhân luôn gắn liền với sự tồn tại của cá nhân từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi cá nhân đó chết. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của tổ chức xuất hiện khi tổ chức đó được thành lập và mất đi khi tổ chức đó không còn tồn tại.

 Đương sự trong vụ việc dân sự là ai?

Quyền của đương sự trong tố tụng dân sự quy định như thế nào?
Quyền của đương sự trong tố tụng dân sự quy định như thế nào?

Tại Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về đương sự trong vụ việc dân sự như sau:

– Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

– Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.

Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.

Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

– Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là người yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;

Yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự là người tuy không yêu cầu giải quyết việc dân sự nhưng việc giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc đương sự trong việc dân sự đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trường hợp giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự

Quyền của đương sự trong tố tụng dân sự quy định như thế nào?

Quyền của đương sự được quy định tại Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây:

1. Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa.

2. Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật.

3. Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án.

4. Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này.

5. Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

6. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình.

7. Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản.

8.Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.

9.Có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ mà đương sự khác đã có, tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.

Trường hợp vì lý do chính đáng không thể sao chụp, gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ thì họ có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ.

10.Đề nghị Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

11.Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành.

12.Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.

13.Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

14.Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

15.Tham gia phiên tòa, phiên họp theo quy định của Bộ luật này.

16.Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc.

17.Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng.

18.Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này.

19.Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng.

20.Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng.

21.Được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án.

22.Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này.

23. Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

24. Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

25. Sử dụng quyền của đương sự một cách thiện chí, không được lạm dụng để gây cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án, đương sự khác; trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thì phải chịu hậu quả do Bộ luật này quy định.

26. Quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quyền của đương sự trong tố tụng dân sự quy định như thế nào?”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến soạn thảo giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Đương sự đang sống tại nước ngoài thì vụ án dân sự có thể giải quyết theo thủ tục rút gọn?

Không có đương sự cư trú ở nước ngoài là một trong những điều kiện để Tòa án giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn, tuy nhiên khi đáp ứng những điều kiện còn lại mà có đương sự cư trú ở nước ngoài, đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thể thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Tòa án sẽ giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn.

Đương sự trong vụ án dân sự phải tự ghi lời khai của mình?

Theo quy định thì không phải trong mọi trường hợp đương sự trong vụ án dân sự phải tự ghi lời khai của mình mà nếu vì lý do nào đó khách quan đương sự không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự.
Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương sự khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Tòa án ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản.

Trường hợp đương sự được cấp tống đạt vắng mặt giải quyết thế nào?

Căn cứ Khoản 5 Điều 177 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thủ tục cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp cho cá nhân. Trường hợp đương sự được cấp tống đạt vắng mặt thì căn cứ tình hình cụ thể nêu trên để tiếp tục thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm