Quyền lợi khi có tên trong hộ khẩu là gì?

bởi Gia Vượng
Quyền lợi khi có tên trong hộ khẩu là gì?

Xin chào Luật sư X. Tôi đang có thắc mắc liên quan đến việc chia thừa kế, mong được Luật sư hỗ trợ. Hộ khẩu gia đinh tôi có tôi, em gái tôi và hai người em họ, bố tôi đã mất và hiện mẹ tôi là chủ hộ. Hiện tại sức khoẻ của mẹ tôi đã yếu, bác sĩ bảo tiên lượng xấu. Theo như tôi được biết thì mẹ tôi không lập di chúc. Vậy tôi có thắc mắc rằng khi mẹ tôi mất, phần đất và căn nhà của gia đình tôi này ngoài chị em tôi được hưởng thì hai em họ tôi có tên trong sổ hộ khẩu nhà tôi có được hưởng không? Pháp luật quy định về quyền lợi khi có tên trong hộ khẩu như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Giá trị pháp lý của sổ hộ khẩu

Theo quy định của Luật cư trú 2020 thì đã bãi bỏ về cấp sổ hộ khẩu, chính vì vậy chúng ta căn cứ vào Luật cư trú 2006 như sau:

Tại Điều 18 Luật cư trú 2006 quy định: Công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú và được cấp sổ hộ khẩu

Theo đó, vai trò của Sổ hộ khẩu như sau: Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú có các thông tin về chủ hộ và các thành viên khác cùng hộ khẩu, như họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, mối quan hệ với chủ hộ và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Những người đăng ký tạm trú chỉ được cấp Sổ tạm trú thay vì Sổ hộ khẩu.

Khi nào thì di sản thừa kế được chia theo pháp luật?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những trường hợp di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật như sau:

“Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Như vậy, theo quy định nêu trên nếu mẹ của bạn khi mất mà không để lại di chúc thì về nguyên tắc phần di sản mà bà để lại sẽ được chia theo pháp luật.

Quyền lợi khi có tên trong hộ khẩu là gì?
Quyền lợi khi có tên trong hộ khẩu là gì?

Quyền lợi khi có tên trong hộ khẩu là gì?

Căn cứ tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những người thừa kế theo pháp luật:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Theo quy định nêu trên, hàng thừa kế thứ nhất hiện nay gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi.

Trong trường hợp của bạn, theo thông tin bạn cung cấp thì ba bạn đã mất nên hàng thừa kế thứ nhất của mẹ bạn hiện nay chỉ còn bạn, em ruột của bạn và ông bà ngoại của bạn nếu còn sống và các con nuôi của mẹ bạn (nếu có).

Như vậy, trong sổ hộ khẩu chỉ có bạn và em ruột bạn là chắc chắn được hưởng thừa kế của mẹ bạn khi bạn mẹ mất còn hai người em họ của bạn thì không đương nhiên được hưởng thừa kế theo pháp luật trừ trường hợp không còn ai ở hai hàng thừa kế thứ nhất và thứ hai sống ở thời điểm mẹ bạn mất.

Người có tên trong hộ khẩu có được chia thừa kế theo di chúc không?

Căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc, như sau:

“Điều 624. Di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

Căn cứ Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của người lập di chúc:

“Điều 626. Quyền của người lập di chúc

Người lập di chúc có quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”

Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức của di chúc:

“Điều 627. Hình thức của di chúc

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.”

Căn cứ khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện hợp pháp của di chúc:

“Điều 630. Di chúc hợp pháp

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.”

Trong trường hợp của bạn nếu bạn không biết chính xác là mẹ bạn có di chúc hay không nên không thể loại trừ trường hợp bác đã lập di chúc và đáp ứng các điều kiện hợp pháp thì nếu trong di chúc có phân chia di sản thừa kế cho các em họ của bạn thì họ sẽ được hưởng di sản thừa kế.

Ngoài ra, mẹ bạn có thể lập di chúc miệng (di ngôn) không nhất thiết phải là di chúc bằng văn bản. Di chúc miệng đảm bảo yêu cầu của Bộ luật Dân sự sẽ được coi là hợp pháp.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Quyền lợi khi có tên trong hộ khẩu là gì?″ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập công ty hợp danh nhanh chóng, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp:

Pháp luật quy định về sổ hộ khẩu như thế nào?

Theo quy định hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định sổ hộ khẩu là gì. Tuy nhiên theo như quy định của pháp luật mà ta suy ra được thì sổ hộ khẩu là thuật ngữ mà người dân Việt Nam dùng để gọi là hình thức sổ ghi nhận việc đăng ký thường trú của người dân tại Việt Nam.

Trường hợp nào sẽ bị thu hồi sổ hộ khẩu?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật cư trú 2020 quy định như sau:
– Kể từ ngày Luật cư trú 2020 có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật cư trú 2020 cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022. Trường hợp thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật cư trú 2020 và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.

Khi thu hồi sổ hộ khẩu, có thể dùng giấy tờ gì để thay thế?

Trong trường hợp, người bị thu hồi sổ hộ khẩu khi làm các thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều 26 Thông tư 55/2021/TT-BCA nhưng vẫn cần giấy tờ chứng minh cư trú, công dân có thể sử dụng “Giấy xác nhận thông tin về cư trú”

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm