Quyền, nghĩa vụ các bên trong môi giới thương mại

bởi DangNgocHa
Quyền nghĩa vụ các bên trong môi giới thương mại

Môi giới thương mại đã có lịch sử từ rất lâu trong sự phát triển của hoạt động thương mại nói chung. Hai chủ thể chủ yếu trong các quan hệ kinh tế đó là người sản xuất và người tiêu dùng. Tuy nhiên trong một thị trường rộng lớn không phải lúc nào hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra cũng có thể dễ dàng được đưa đến người tiêu dùng có nhu cầu, mà đôi khi cần đến vai trò của chủ thể thứ ba đứng ra môi giới, giới thiệu các bên có cung, có cầu gặp được nhau. Pháp luật Việt Nam hiện đã có những quy định cụ thể dành cho hoạt động môi giới thương mại. Hãy cùng Luật sư X tìm hiều vấn đề này thông qua bài viết sau đây: “Chào luật sư! Công ty tôi đang muốn thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm qua việc tìm một công ty môi giới thương mại cho sản phẩm của công ty. Vậy khi giao kết các hợp đồng môi giới thương mại thì quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên là như thế nào? Cảm ơn luật sư!”

Căn cứ pháp lý

Luật Thương Mại 2005

Môi giới thương mại là gì?

Giao dịch mua bán hàng hóa có thể qua 2 phương thức là giao dịch mua bán hàng hóa trực tiếp giữa người bán và người mua; và giao dịch qua trung gian.

Giao dịch qua trung gian trong hoạt động thương mại là phương thức giao dịch trong đó mọi thiết lập quan hệ giữa người mua và người bán hàng hóa (người cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ) và việc xác định các điều kiện giao dịch phải thông qua người trung gian. Trung gian thương mại bao gồm các hoạt động như: Đại diện cho thương nhân; Môi giới thương mại; Đại lý thương mại; Ủy thác mua bán hàng hóa.

Trong đó, môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.

Có thể thấy quy định trên không yêu cầu bên được môi giới phải là thương nhân nhưng lại nêu rõ bên môi giới là một thương nhân làm trung gian. Như vậy chủ thể môi giới thương mại phải đáp ứng các điều kiện của thương nhân nói chung tại điều 6 Luật thương mại 2005, đó là:

– Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

– Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.

Các doanh nghiệp lớn trong ngành môi giới thương mại tại Việt Nam có thể kể đến như: Công ty cổ phần giao dịch hàng hóa Gia Cát Lợi; Công ty cổ phần hàng hóa Thành phố Hồ Chí Minh; Công ty cổ phần Saigon Futures; Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư quốc tế Hữu Nghị; Công ty cổ phần Giao dịch hàng hóa quốc tế;…

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong môi giới thương mại

*Nghĩa vụ của bên môi giới thương mại

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên môi giới thương mại có các nghĩa vụ sau đây:

– Bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới;

–  Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới;

– Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ;

– Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới.

* Nghĩa vụ của bên được môi giới

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên được môi giới có các nghĩa vụ sau đây:

– Cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hoá, dịch vụ; Điều này giúp bên môi giới có thể nắm rõ được thông tin chính xác về hàng hóa, dịch vụ từ đó việc môi giới có thể diễn ra thuận lợi, tránh những rủi ro khi thiếu thông tin về hàng hóa, dịch vụ, có thể gây hiểu lầm cho khách hàng cũng như không có lợi cho bất kì bên nào trong giao dịch.

– Trả thù lao môi giới và các chi phí hợp lý khác cho bên môi giới.

*Quyền hưởng thù lao môi giới

– Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, quyền hưởng thù lao môi giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau.

– Trường hợp không có thỏa thuận, mức thù lao môi giới được xác định theo quy định tại Điều 86 của Luật thương mại 2005: “Trường hợp không có thoả thuận về giá dịch vụ, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá dịch vụ và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ.”

*Thanh toán chi phí phát sinh liên quan đến việc môi giới

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên được môi giới phải thanh toán các chi phí phát sinh hợp lý liên quan đến việc môi giới, kể cả khi việc môi giới không mang lại kết quả cho bên được môi giới.

Mời bạn tham khảo

Thông tin liên hệ

Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư X là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102  để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

1. Bên môi giới có được tham gia hợp đồng giữa các bên được môi giới không?

Không! Trừ trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới, bên môi giới không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới

2. Tôi là nhân viên văn phòng, thi thoảng giới thiệu hàng hóa cho bạn bè dùng thì có được coi là đang thực hiện hoạt động môi giới thương mại không?

Không, bạn không được coi là thương nhân theo quy định luật thương mại, do đó việc giới thiệu hàng hóa cho bạn bè của bạn dùng chỉ là những quan hệ dân sự thông thường. Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm