Chào Luật sư, em đang là sinh viên năm 3. Em có định hướng làm luận văn tốt nghiệp Luật sở hữu trí tuệ. Trong quá trình tìm hiểu và lựa chọn tên đề tài, em muốn làm lĩnh vực đăng ký tên thương mại. Em cũng có tìm hiểu nhưng tài liệu cho mảng này không được nhiều. Em muốn hỏi Quyền sử dụng đăng ký tên thương mại như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Tên thương mại là gì?
Theo khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, tên thương mại được định nghĩa như sau:
21. Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.
Có thể thấy, đây là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt giữa chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác khi cùng kinh doanh một lĩnh vực và một khu vực.
Trong đó, có thể hiểu, khu vực kinh doanh là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng, có danh tiếng…
Việc dùng tên thương mại được hiểu là sử dụng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh nằm mục đích thương mại và thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo…
Lưu ý: Chủ sở hữu tên thương mại phải là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh.
Quyền sử dụng đăng ký tên thương mại như thế nào?
Như phân tích ở trên, để phân biệt chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần thực hiện việc đăng ký bảo hộ tên thương mại.
Theo Điều 76 Luật Sở hữu trí tuệ, điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộ là:
Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Theo đó, điều kiện để tên thương mại được bảo hộ là phải có khả năng phân biệt giữa các chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Tên thương mại có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các quy định như sau:
– Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.
Lưu ý: Tên thương mại mặc dù là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp nhưng không được bảo hộ dưới hình thức cấp văn bằng. Tên thương mại không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ mà được công nhận thông qua việc sử dụng trong hoạt động kinh doanh.
Theo Điều 77 Luật sở hữu trí tuệ, đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại bao gồm:
– Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
– Chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Phân biệt tên thương mại với nhãn hiệu
Tên thương mại và nhãn hiệu đều có yếu tố thể hiện là các từ ngữ nên rất dễ nhầm lẫn. Do vậy, cần phân biệt hai khái niệm này theo các tiêu chí sau đây:
Tiêu chí | Nhãn hiệu | Tên thương mại |
Dấu hiệu nhận biết | – Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó- Được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc | Chỉ thể hiện dưới dạng từ ngữ và không được bảo hộ màu sắc, hình ảnh |
Căn cứ | Đăng ký đối với nhãn hiệu thông thường.Không đăng ký đối với nhãn hiệu nổi tiếngĐược cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với cơ quan có thẩm quyền là Cục Sở hữu trí tuệ | Không phải đăng ký bảo hộ. Được công nhận thông qua việc sử dụng tên trong hoạt động kinh doanh. |
Phạm vi | Trong phạm vi quốc gia và cả các quốc gia khác | Lĩnh vực và khu vực kinh doanh |
Thời hạn | Được bảo hộ trong thời gian 10 năm và được phép gia hạn | Không xác định thời hạn bảo hộ |
Số lượng | Mỗi cá nhân, tổ chức có thể đăng ký nhiều nhãn hiệu | Mỗi chủ thể sản xuất kinh doanh chỉ có một tên thương mại duy nhất |
Ý nghĩa | Phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau | Phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh |
Chuyển giao | Được chuyển nhượng thông qua hợp đồng chuyển nhượng | Chỉ được chuyển giao kèm theo việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh. |
Tóm lại, việc bảo hộ tên thương mại không phải đăng ký mà thông qua quá trình sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Tên thương mại cũng không xác định được thời hạn bảo hộ.
Hành vi xâm phạm tên thương mại gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ quy định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý như sau:
– Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
+ Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
+ Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
+ Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
+ Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quyền sử dụng đăng ký tên thương mại như thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Hợp thửa đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục khởi kiện xúc phạm danh dự nhân phẩm như thế nào?
- Nhắn tin xúc phạm người khác sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên facebook bị xử phạt thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực (lãnh thổ) và lĩnh vực kinh doanh mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký
+ Trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh phải đảm bảo không được trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước đó.
+ Bao gồm thành phần tên riêng, ngoại trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng.
+ Đảm bảo không được phép trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại không cần thực hiện thủ tục đăng ký mà sẽ được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại tương ứng với các khu vực là lãnh thổ và lĩnh vực kinh doanh.
Do đó, với tên thương mại thì không cần phải đăng ký mà sẽ được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp, lâu dài, ổn định