Quyền tài sản là gì?

bởi Luật Sư X

Tài sản là một đối tượng khá phổ biến trong mọi quan hệ pháp luật từ cho vay, lao động, thương mại, dân sự,…Người ta thường nhắc đến cụm từ tài sản và quyền tài sản mà nhiều lúc không biết nó là gì? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn đọc hiểu rõ về tài sản, định nghĩa về tài sản, phân loại về tài sản và quyền tài sản. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X!

Căn cứ pháp lí

Nội dung tư vấn 

1. Tài sản là gì?

Căn cứ theo Điều 105 Bộ luật dân sự 2015: Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.” Dựa vào đó, có thể kết luận được đặc điểm của tài sản như sau: 

Thứ nhất, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản

  • Giấy tờ có giá, được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dân sự. Giấy tờ có giá có rất nhiều loại như séc, cổ phiếu, tín phiếu, hồi phiếu, kỳ phiếu, công trái…
  • Quyền tài sản được quy định tại Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015, theo đó thì quyền tài sản được hiểu là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
  • Vật, là dạng vật chất có thể nắm giữ, quản lý được có thể đưa vào giao dịch dân dự. Chẳng hạn như điện thoại, bàn ghế, vàng bạc,…chúng đều là là bộ phận của thế giới vật chất; con người chiếm hữu được, mang lại lợi ích cho chủ thể, có thể đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai
  • Tiền là một loại hàng hoá đặc biệt được dùng để đo lường, biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hoá khác và là công cụ thanh toán đa năng, là công cụ tích luỹ tài sản.

Thứ hai, tài sản bao gồm bất động sản và động sản

Dựa vào tính chất vật lý của tài sản mà pháp luật chia tài sản thành động sản và bất động sản. Đối với bất động sản, đây là tài sản không thể di dời được. Còn động sản là tài sản mà không phải bất động sản thì nó là động sản. 

Bất động sản bao gồm: đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, cây cối, hoa màu và các tài sản khác trên đất như: khoáng sản, cây cối hoa màu, các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đều được coi là bất động sản……

Căn cứ vào thời điểm hình thành tài sản mà tài sản có thể là tài sản hiện tại (đã tồn tại vào thời điểm hiện tại) hoặc tài sản trong tương lai (tài sản sẽ có trong tương lai như: tiền lương, nhà xây theo dự án,…)

Cụ thể hóa theo Điều 107 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định bất động sản và động sản như sau:

“1. Bất động sản bao gồm:

a) Đất đai;

b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;

d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật

2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản

2. Quyền tài sản là gì?

Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Điều 106, 107 Bộ Luật dân sự có quy định như sau: 

Điều 106. Đăng ký tài sản

1. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký tài sản.

2. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác.

3. Việc đăng ký tài sản phải được công khai.

Điều 107. Bất động sản và động sản

1. Bất động sản bao gồm:

a) Đất đai;

b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;

d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

Theo đó thì rõ ràng, pháp luật có quy định quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản phải được đăng ký theo quy định của Bộ luật sân sự 2015 và pháp luật về đăng ký tài sản. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác. Việc đăng ký tài sản phải được công khai.

Đối với tài sản là bất động sản thì sẽ bao gồm đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng và các tài sản khác theo quy định khác của pháp luật. Còn động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

Hơn nữa, Căn cứ vào Điều 158 và 159 Bộ luật dân sự 2015 thì Các quyền đối với tài sản sẽ bao gồm quyền sở hữu và các quyền khác. Cụ thể:

Điều 158: Quyền sở hữu

Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.

Điều 159: Các quyền khác với tài sản

1. Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.

2. Quyền khác đối với tài sản bao gồm:

a) Quyền đối với bất động sản liền kề;

b) Quyền hưởng dụng;

c) Quyền bề mặt.

Như vậy, quyền tài sản được áp dụng với hai đối tượng tài sản: quyền với tài sản chính chủ và tài sản của người khác

Đối với quyền sở hữu là quyền của chủ sở hữu đối với tài sản bằng việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Chiếm hữu tài sản là quyền nắm giữ, quản lý tài sản; sử dụng tài sản là quyền khai thác các công dụng đồng thời hửng hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản đó; định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền đó. Như vậy, quyền sở hữu thể hiện việc thực hiện các hành vi đối với tài sản bằng ý chí của chủ sở hữu.

Đối với quyền khác đối với tài sản là quyền chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác. Quyền này được pháp luật liệt kê bao gồm quyền đối với bất động sản liền kề; quyền hưởng dụng; quyền bề mặt.

Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm