Quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc viên chức khi nào?

bởi Trà Ly
Ra quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc viên chức khi nào?

Trong quá trình làm việc, vì nhiều lí do mà viên chức có thể bị đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Việc chấm dứt hợp đồng làm việc viên chức chỉ được thực hiện trong trường hợp được quy định. Do đó, đơn vị sự nghiệp công lập chỉ được ra quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc viên chức phù hợp với quy định. Vậy, ra quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc viên chức khi nào? Hãy cùng LSX tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Viên chức bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong trường hợp nào?

Viên chức trong quá trình làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập có thể bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong một số trường hợp theo quy định. Để đảm bảo quyền lợi của mình thì viên chức cần phải nắm được viên chức bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong trường hợp nào? Để nắm rõ hơn về vấn đề này, hãy theo dõi nội dung dưới đây của chúng tôi nhén.

Tại khoản 1 Điều 29 Luật Viên chức 2010 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 4 Điều 2 và điểm b khoản 12 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định như sau:

Điều 29. Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc

1. Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:

a) Viên chức có 02 năm liên tiếp bị xếp loại chất lượng ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ;

b) Viên chức bị buộc thôi việc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 và khoản 1 Điều 57 của Luật này;

c) Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. Khi sức khỏe của viên chức bình phục thì được xem xét để ký kết tiếp hợp đồng làm việc;

d) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn;

đ) Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

e) Viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự.

…”

Theo đó, đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp nêu trên.

Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 29 Luật Viên chức 2010 quy định người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:

– Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn, đang điều trị bệnh nghề nghiệp theo quyết định của cơ sở chữa bệnh, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 29 Luật Viên chức 2010;

– Viên chức đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cho phép;

– Viên chức nữ đang trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động.

Viên chức được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong trường hợp nào?

Bên cạnh việc viên chức có thể bị đơn vị sự nghiệp chấm dứt hợp đồng làm việc thì viên chức cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc đối với đơn vị sự nghiệp trong một số trường hợp, Theo đó thì viên chức cần phải nắm được các trường hợp viên chức được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc để đảm bảo quyền lợi của mình. Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm được viên chức được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong trường hợp nào nhé.

Tại khoản 5 Điều 29 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:

Điều 29. Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc

5. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;

c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;

đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;

e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.”

Như vậy, viên chức được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong những trường hợp sau:

– Không được đơn vị trả lương đầy đủ như giao kết trong hợp đồng làm việc.

– Không được đơn vị trả lương đúng thời hạn như giao kết trong hợp đồng làm việc.

– Viên chức bị ngược đãi.

– Viên chức bị cưỡng bức lao động.

– Viên chức hoặc gia đình viên chức thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục làm việc.

– Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh.

– Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.

Ra quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc viên chức khi nào?

Ra quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc viên chức khi nào?

Để chấm dứt hợp đồng làm việc viên chức thì đơn vị sự nghiệp công lập cần ra quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc viên chức. Việc ra quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc viên chức cần được thực hiện theo quy định pháp luật. Viên chức và đơn vị sự nghiệp công lập đều cần phải nắm được quy định này. Vậy, ra quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc viên chức khi nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua nội dung dưới đây nhé.

(1) Trường hợp viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc:

Tại khoản 3 Điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục giải quyết thôi việc như sau:

Điều 57. Giải quyết thôi việc đối với viên chức

3. Thủ tục giải quyết thôi việc:

a) Trường hợp viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải thông báo bằng văn bản gửi cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết theo quy định tại khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của viên chức, nếu đồng ý cho viên chức thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định. Trường hợp không đồng ý cho viên chức thôi việc thì phải trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định.

b) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc không ký tiếp hợp đồng làm việc với viên chức thì đồng thời phải giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định.”

Như vậy, thủ tục chấm dứt hợp đồng làm việc viên chức được thực hiện như sau:

(i) Viên chức phải thông báo bằng văn bản gửi cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Thời hạn thông báo được quy định như sau:

– Ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp sau:

+ Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;

+ Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;

+ Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;

+ Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;

+ Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.

– Ít nhất 30 ngày nếu bản thân hoặc gia đình viên chức thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng.

(ii) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của viên chức, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tiến hành xem xét:

– Nếu đồng ý cho viên chức thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức.

– Trường hợp không đồng ý cho viên chức thôi việc thì phải trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do.

(2) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc:

Tại khoản 2 Điều 29 Luật Viên chức 2010 quy định:

Điều 29. Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải báo cho viên chức biết trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn. Đối với viên chức do cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tuyển dụng, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập.

Như vậy, đơn vị sự nghiệp công lập có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc viên chức nhưng phải đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước cho viên chức ít nhất 30 ngày.

Trường hợp viên chức do cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tuyển dụng, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập.

Khuyến nghị

LSX là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc viên chức chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty LSX luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Ra quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc viên chức khi nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như giấy tờ tách thửa đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Thời gian chấm dứt hợp đồng lao động viên chức như thế nào?

Theo Khoản 1, 4, 6 Điều 29 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:
– Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, trừ trường hợp theo quy định, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải báo cho viên chức biết trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn.
Đối với viên chức do cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tuyển dụng, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập.
– Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng:
Phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày;
Trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
– Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước:
+ Ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp (1), (2), (3), (5), (6) khoản 5 Điều 29 Luật Viên chức 2010
+ Ít nhất 30 ngày đối với trường hợp (4) khoản 5 Điều 29 Luật Viên chức 2010

Có đương nhiên chấm dứt hợp đồng làm việc khi viên chức có quyết định nghỉ hưu không?

Căn cứ khoản 5 Điều 28 Luật Viên chức 2010 (có cụm từ bị bãi bỏ bởi điểm b khoản 13 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định như sau:
Điều 28. Thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc

5. Khi viên chức có quyết định nghỉ hưu thì hợp đồng làm việc đương nhiên chấm dứt.”
Theo đó, khi viên chức có quyết định nghỉ hưu thì hợp đồng làm việc đương nhiên chấm dứt.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm