Sát hạch lại công chức không qua thi tuyển như thế nào?

bởi Nguyen Duy

Lâu nay, công tác quản lý, tuyển dụng, sử dụng, thi tuyển, thi nâng ngạch, đánh giá, luân chuyển, đề bạt cán bộ, công chức, viên chức chậm thay đổi. Các phương pháp khoa học định lượng khách quan trong đánh giá kết quả công tác của từng cán bộ, công chức, viên chức chậm được áp dụng để thay thế phương pháp đánh giá thiên về định tính, bình xét nhiều cảm tính chủ quan là chủ yếu? Vậy cụ thể sát hạch công chức là gì? Hay sát hạch lại công chức không qua thi tuyển ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

Sát hạch công chức là gì?

Công chức tham gia vào bộ máy lâu nay theo 2 cách: thi tuyển và xét tuyển. Viên chức trong bộ máy được bảo đảm bằng “chế độ biên chế” suốt đời. Qua một thời gian thực thi công vụ thì không ít người tỏ ra thiếu năng động, thiếu ý chí tiến thủ, biểu hiện ít nhiều sức ỳ.

Để khắc phục tồn tại này, cần thiết bổ sung chế định sát hạch cán bộ, công chức, viên chức. Xin nhấn mạnh rằng, chế định sát hạch khác với việc kiểm điểm hàng năm hiện hành. Sát hạch là công tác cơ bản của việc quản lý công chức, viên chức. Nó đóng vai trò quan trọng làm cho cơ chế động viên của việc quản lý nhân sự ngày một vững chắc, đưa ra những căn cứ khách quan cho việc tuyển chọn những người có đức, có tài ra làm việc, nâng cao hiệu suất công tác của các cơ quan nhà nước. Cơ chế này đã được các nước có nền công vụ tiên tiến áp dụng.

Sát hạch lại công chức không qua thi tuyển

Theo quy định hiện hành tại Nghị định 24/2010/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 161/2018/NĐ-CP) thì căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức và theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được tiếp nhận không qua thi tuyển vào công chức đối với các trường hợp sau:

(1) Các trường hợp có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn), gồm:

Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập;

Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (quân đội, công an) và người làm công tác cơ yếu;

Người đang giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ hoặc được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

(2) Trường hợp đã là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển đến làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang, cơ yếu, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước giữ chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 24/2010/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP thì việc về các điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ của người được đề nghị tiếp nhận theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển; sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề nghị tiếp nhận được thực hiện như sau:

Sát hạch lại công chức không qua thi tuyển
Sát hạch lại công chức không qua thi tuyển
  • Trường hợp phải kiểm tra, sát hạch: Đối với trường hợp tiếp nhận không qua thi tuyển vào công chức đối với các đối tượng thuộc điểm (1) trên đây;
  • Trường hợp không phải kiểm tra, sát hạch: Đối với trường hợp tiếp nhận không qua thi tuyển vào công chức đối với các đối tượng thuộc điểm (2) trên đây;

Như vậy: Đối với thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi thì bạn được tuyển dụng công chức không thông qua kỳ thi tuyển vào công chức thì có hai trường hợp xảy ra như sau:

  • Trường hợp thứ nhất: Trường hợp bạn thuộc các đối tượng được quy định tại Điểm (1) trên đây thì phải tham gia sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
  • Trường hợp thứ hai: Trường hợp bạn thuộc các đối tượng được quy định tại Điểm (2) trên đây thì không phải tham gia sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Tiếp nhận công chức không qua thi tuyển xét tuyển

Đối tượng tiếp nhận vào làm công chức

(1) Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;

(2) Cán bộ, công chức cấp xã;

(3) Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;

(4) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Thành viên Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và người đang giữ chức vụ, chức danh quản lý từ cấp phòng trở lên trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết;

(5) Người đã từng là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.

Tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận vào làm công chức

Căn cứ yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được quyền xem xét, tiếp nhận vào làm công chức đối với các trường hợp trên nếu đáp ứng đủ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức, không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức và các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

  • Đối với các trường hợp (1), (2), (3) phải có đủ 05 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn, kể cả thời gian công tác nếu có trước đó ở vị trí công việc thuộc các trường hợp (1), (2), (3), (4)) làm công việc có yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển
  • Đối với trường hợp (4) chỉ thực hiện việc tiếp nhận để bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, phải có đủ 05 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) phù hợp với lĩnh vực tiếp nhận và phải được quy hoạch vào chức vụ bổ nhiệm hoặc chức vụ tương đương;
  • Đối với trường hợp (5) phải được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị theo yêu cầu nhiệm vụ và không yêu cầu phải có đủ thời gian 05 năm công tác trở lên làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được điều động, luân chuyển đến; khi tiếp nhận vào làm công chức không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch.

Hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận vào làm công chức:

  • Sơ yếu lý lịch công chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;
  • Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;

Trường hợp người được đề nghị tiếp nhận có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ hoặc tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

Trường hợp người được đề nghị tiếp nhận đáp ứng yêu cầu miễn phần thi ngoại ngữ hoặc tin học thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

  • Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận;
  • Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Sát hạch lại công chức không qua thi tuyển“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định đổi tên cha mẹ trong giấy khai sinh; tạm ngưng công ty; thành lập công ty mới…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Kinh nghiệm sát hạch các nước hiện nay?

Ở Anh, sát hạch là xem xét về thái độ cần cù làm việc và thành tích, đồng thời lấy sát hạch thành tích làm trọng điểm. Sát hạch thành tích bao gồm 10 nhân tố: tri thức công việc, tính tình nhân cách, khả năng phán đoán, tinh thần trách nhiệm, khả năng sáng tạo, độ tin cậy, tính thích ứng nhanh nhạy, năng lực giám sát, lòng nhiệt tình và hành vi đạo đức. Kết quả sát hạch này là căn cứ rất quan trọng trong đề bạt.
Người Nhật gọi sát hạch công chức là “bình xét công vụ”. Nội dung tập trung 4 mục lớn, gồm: sát hạch công việc, sát hạch tính cách, sát hạch năng lực và sát hạch tính thích ứng.

Vai trò của sát hoạch công chức

Công việc sát hạch công chức sẽ phát huy được tác dụng trên nhiều mặt trong công tác quản lý công chức. Thông qua sát hạch, giúp đánh giá chính xác và tìm hiểu toàn diện về tố chất chính trị, kiến thức chuyên môn, năng lực công tác và thành tích thực tế trong công tác của công chức. Đây là căn cứ giúp kịp thời điều chỉnh những trường hợp có thành thích bình thường và loại ra khỏi bộ máy những công chức kém cỏi.
Sát hạch cũng là biện pháp hữu hiệu để khích lệ các công chức hăng hái phấn đấu vươn lên. Nó mang tính khách quan rõ rệt. Có được những tiêu chuẩn khách quan này, sẽ tránh được tình trạng tùy tiện, chủ quan khi nhận xét đánh giá; đồng thời khắc phục tệ nạn ô dù thân quen, “sống lâu lên lão làng”, kể cả việc đánh đồng, bình quân chủ nghĩa. Đặc biệt, sát hạch còn là đòn bẩy nâng cao hiệu suất công tác trong các cơ quan nhà nước. 

Đang công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển, và thời gian công tác từ 05 năm trở lên trong ngành, lĩnh vực cần tuyển có cần phải được xem xét tiếp nhận không phải qua thi tuyển công chức?

Đang công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển, và thời gian công tác từ 05 năm trở lên trong ngành, lĩnh vực cần tuyển; trong thời gian công tác 05 năm gần nhất không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển hoặc thuộc một trong các trường hợp không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch khi xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm