Sĩ quan quân đội được hưởng chế độ nghỉ như thế nào?

bởi Sao Mai
Sĩ quan quân đội được hưởng chế độ nghỉ như thế nào?

Xin chào Luật sư! Tôi năm nay 30 tuổi sau khi tốt nghiệp đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, tôi có nguyện vọng nhập ngũ trong quá trình nhập ngũ thì mới đây tôi được bổ nhiệm chức vụ sĩ quan. Vì chưa hiểu rõ một số quy định của pháp luật về sĩ quan quân đội nên tôi xin hỏi một số vấn đề sau. Cho tôi hỏi Sĩ quan quân đội được hưởng chế độ nghỉ như thế nào? Điều kiện trở thành sĩ quan hiện nay là gì?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây có liên quan đến chủ đề: “Sĩ quan quân đội được hưởng chế độ nghỉ như thế nào?“. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có câu trả lời cho những thắc mắc nêu trên.

Căn cứ pháp lý

Thông tư 153/2017/TT-BQP

Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam 2020

Sĩ quan là gì ?

Sĩ quan là người cán bộ phục vụ trong Lực lượng Vũ trang của một quốc gia có chủ quyền. Sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, được Nhà nước tại Quốc gia đó phong quân hàm các cấp bậc khác nhau. Theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam 2020 tại Điều 1:

Điều 1. Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.

Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng minh sĩ quan do Chính phủ quy định.”

Trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, sĩ quan chính là người cán bộ hoạt động, công tác và làm việc trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ phục vụ cho Nhà nước Việt Nam và hoạt động trong mảng quân sự. Người sĩ quan chính là lực lượng nòng cốt giúp xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Người sĩ quan Quân đội đảm nhiệm những chức vụ sau: Lãnh đạo, chỉ huy và quản lý. Họ trực tiếp thực hiện những nhiệm vụ như là: Lái máy bay, tàu chiến ngầm, làm công tác điện báo,… để đảm bảo cho Quân đội nhân dân Việt Nam luôn ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tất cả các nhiệm vụ được giao phó.

Sĩ quan quân đội được hưởng chế độ nghỉ như thế nào?

Chế độ nghỉ phép hằng năm của sĩ quan quân đội
Đối với chế độ nghỉ phép hằng năm, sĩ quan quân đội được số ngày nghỉ như sau:

  • Được nghỉ 20 ngày nếu thời gian công tác dưới 15 năm;
  • Được nghỉ 25 ngày nếu thời gian công tác từ đủ 15 năm đến dưới 25 năm;
  • Được nghỉ 30 ngày nếu thời gian công tác từ đủ 25 năm trở lên.

Ngoài ra, đối với sĩ quan quân đội ở đơn vị đóng quân xa gia đình (vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ); người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm số ngày như sau::

  • Được nghỉ thêm 10 ngày đối với các trường hợp:
  • Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên;
  • Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên;
  • Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, DK.
  • Được nghỉ thêm 05 ngày đối với các trường hợp:
  • Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km;
  • Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km trở lên và có hệ số khu vực 0,5 trở lên;
  • Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực.

(Khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư 153/2017/TT-BQP)

Chế độ nghỉ phép đặc biệt của sĩ quan quân đội
Ngoài chế độ nghỉ phép hằng năm, sĩ quan được nghỉ phép đặc biệt mỗi lần không quá 10 ngày đối với các trường hợp được quy định tại Điều 5 Thông tư 153/2017/TT-BQP, cụ thể như sau:

  • Sĩ quan kết hôn; con đẻ, con nuôi hợp pháp kết hôn.
  • Gia đình gặp khó khăn đột xuất do bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp (cả bên chồng và bên vợ); vợ (hoặc chồng); con đẻ, con nuôi hợp pháp đau ốm nặng, tai nạn rủi ro, hy sinh, từ trần hoặc bị hậu quả thiên tai nặng.

Chế độ nghỉ ngày lễ, tết của sĩ quan quân đội
Cụ thể tại Điều 6 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định về chế độ nghỉ ngày lễ, tết của sĩ quan quân đội như sau:

  • Hằng năm, sĩ quan được nghỉ ngày lễ, tết theo quy định Bộ luật Lao động 2019 và ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22 tháng 12).
  • Đối với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện hoặc do yêu cầu nhiệm vụ việc nghỉ ngày lễ, tết do chỉ huy đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ vào tình hình nhiệm vụ đơn vị thực hiện cho phù hợp.

Chế độ nghỉ an điều dưỡng của sĩ quan quân đội
Sĩ quan được nghỉ an điều dưỡng theo quy định tại Thông tư 179/2013/TT-QP quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, quản lý hoạt động các Đoàn an điều dưỡng và chế độ an điều dưỡng trong Quân đội.

(Điều 7 Thông tư 153/2017/TT-BQP)

Chế độ nghỉ hằng tuần của sĩ quan quân đội
Theo Điều 8 Thông tư 153/2017/TT-BQP, hằng tuần, sĩ quan được nghỉ ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật.

Đối với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện hoặc do yêu cầu nhiệm vụ, việc nghỉ hằng tuần do chỉ huy đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ vào tình hình nhiệm vụ đơn vị thực hiện cho phù hợp.

Chế độ nghỉ chuẩn bị hưu của sĩ quan quân đội
Sĩ quan quân đội có quyết định nghỉ hưu thì thời gian được nghỉ để chuẩn bị hậu phương gia đình như sau:

  • Được nghỉ 09 tháng nếu thời gian công tác từ đủ 20 năm đến dưới 25 năm;
  • Được nghỉ 12 tháng nếu thời gian công tác từ đủ 25 năm trở lên.

(Khoản 1 Điều 9 Thông tư 153/2017/TT-BQP)

Sĩ quan quân đội được hưởng chế độ nghỉ như thế nào?
Sĩ quan quân đội được hưởng chế độ nghỉ như thế nào?

Điều kiện trở thành Sĩ quan là gì?

Theo Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, sĩ quan Quân đội bắt buộc phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chung như sau:

  • Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Ngoài ra, sĩ quan Quân đội còn phải có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn hành tốt mọi nhiệm vụ được giao;
  • Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;
  • Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạọ chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hoá, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;
  • Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khoẻ phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Sĩ quan quân đội được hưởng chế độ nghỉ như thế nào?“. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bắc giang. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Hạ sĩ quan và binh sĩ bị nghiêm cấm thực hiện những hành vi nào?

Hạ sĩ quan và binh sĩ nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau:
Trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi bị nghiêm cấm
Cản trở, chống đối việc thực hiện nghĩa vụ quân sự
Khám sức khỏe thực hiện hành vi gian dối để không đi nghĩa vụ quân sự
Lợi dụng quyền hạn, chức vụ để làm trái quy định về việc đi nghĩa vụ quân sự
Sử dụng binh sĩ, hạ sĩ quan trái phép và không đúng quy định của Pháp luật Nhà nước Việt Nam
Xâm hại sức khỏe, thân thể hay xúc phạm nhân phẩm, danh dự của binh sĩ, hạ sĩ quan

Điều kiện áp dụng và mức phụ cấp thâm niên đối với sĩ quan được pháp luật quy định như thế nào?

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng đang công tác, làm việc tại các cơ quan, đơn vị có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội đủ 5 năm (đủ 60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ 6 trở đi mỗi năm (12 tháng) được tính thêm 1%.


Giả mạo sĩ quan quân đội sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo Điều 339 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi và bổ sung năm 2017 quy định về Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác có nội dung như sau:
“Điều 339. Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác
Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Qua kiểm tra của cơ quan tổ chức thì đối tượng Uyên đã mang mặc quân phục gắn quân hàm đại tá để chụp ảnh, đăng lên các trang mạng xã hội nhằm tăng thêm uy tín cho bản thân. Ngoài ra, vì đối tượng này còn là nhân viên của công ty Luật Tất Thành, nên đối tượng cố tình ăn mặc như thế để thêm phần tự tin khi gặp đối tác. Xét thấy hành vi của đối tượng Đào Thị Uyên không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản nên bị cáo có thể bị phạt cải tạo không giam giữ lên đến 2 năm hoặc có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm tùy thuộc vào tính chất giả mạo của đối tượng cũng như những ảnh hưởng do việc giả mạo gây ra.

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm