Sổ đỏ bị mất có xin cấp lại được không?

bởi Sao Mai
Sổ đỏ bị mất có xin cấp lại được không?

Chào Luật sư. Tuần trước khi đang chẩn bị làm hồ sơ chuyển nhượng miếng đất gần nhà cho một người bạn thì tôi đã phát hiện sổ đỏ của tôi bị mất. Khi trích xuất camera thì phát hiện sổ đỏ bị mất do một người quen lấy trộm. Tôi tới nhà người đó kiếm thì được tin người đó bỏ đi trong ngày không ai biết là đi đâu tới nay vẫn chưa . Cho tôi hỏi việc sổ đỏ bị mất do bị đánh cắp có ảnh hưởng gì đến quyền sử dụng hợp pháp đất của tôi không? Tôi có thể làm lại sổ đỏ do bị mất được không Và thủ tục ra sao? Mong được Luật sư tư vấn. Tôi xin cảm ơn.

Chào bạn. Để giải đáp vấn đề trên . Mời bạn cùng Luật sư X tham khảo bài viết liên quan đến: “Sổ đỏ bị mất có xin cấp lại được không?” dưới đây nhé! Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho quý bạn đọc trong công việc và cuộc sống.

Căn cứ pháp lý:

Sổ đỏ bị mất có xin cấp lại được không?

Việc cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất được pháp luật quy định tại điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung, bổ sung bởi Nghị định 148/2020 về đất đai. Dưới đây Phamlaw sẽ đưa ra các bước để gia đình bạn có thể thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một cách dễ dàng:

“Cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất:

1. Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.

Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đăng tin mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.

2. Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở UBND cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.

3. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định này ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã”.

Như vậy, để xin cấp lại sổ đỏ, bạn nên khai báo với UBND xã nơi đăng kí quyền sử dụng đất để UBND xã niêm yết thông báo mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sau 30 ngày bạn nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp xã, phường nơi bạn cư trú để xin cấp lại.

Khi làm lại sổ đỏ, những thông tin về quyển sổ đỏ cũ sẽ bị hủy, nên việc người quen của bạn có giữ quyển sổ đỏ đó nữa hay không cũng không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của gia đình bạn.

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi làm giả sổ đỏ được quy định như thế nào?

Phạt vi phạm hành chính

Căn cứ theo điểm b Khoản 4 Điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi làm giả con dấu hoặc sử dụng con dấu giả.

  • Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với một trong những hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản theo điểm c Khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hoặc có thể bị trục xuất người nước ngoài căn cứ tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

  • Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với một trong những hành vi gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác căn cứ tại điểm c khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. 

Ngoài hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hoặc có thể bị trục xuất người nước ngoài thì tại vi phạm này còn buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được theo khoản 4 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, khi người dân sử dụng sổ đỏ giả đi làm các thủ tục hành chính thì có thể bị phạt như sau:

Căn cứ tại khoản 3 Điều 35 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất.

  • Theo đó, phạt tiền từ 10-30 triệu đồng đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả trong thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong hành vi vi phạm đó.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là hủy bỏ kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai đã thực hiện theo quy định.

Theo đó, nếu hành vi sử dụng giấy chứng nhận giả để chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tối đa là 30 triệu đồng.

Ngoài xử phạt hành chính, cơ quan có thẩm quyền sẽ tịch thu giấy tờ khi làm giả giấy tờ nhà dất đã sử dụng để thực hiện chuyển quyền sử dụng đất căn cứ tại khoản 4 Điều 35 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

Tại điểm b khoản 5 Điều 35 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định trường hợp cơ quan đăng ký đất đai đã đăng ký biến động vào sổ địa chính mà phát hiện giấy tờ trong hồ sơ đăng ký biến động ( làm giả giấy tờ nhà đất hồ sơ đăng ký sang tên thì hỉu bỏ kết quả thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng.

Lưu ý: Mức phạt tiền này áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính.

Sổ đỏ bị mất có xin cấp lại được không?
Sổ đỏ bị mất có xin cấp lại được không?

Thủ tục xin cấp lại sổ đỏ bị mất theo quy định 2023

Việc cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất được pháp luật quy định tại Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:

  • Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.
  • Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.
  • Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP này ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu 10/DK
  • Giấy xác nhận của UBND xã về việc đã niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận trong thời hạn 15 ngày (đối với cá nhân, hộ gia đình)
  • Giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng về việc mất Giấy chứng nhận (đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư)
  • Giấy xác nhận của UBND xã về việc thiên tai, hỏa hoạn (trường hợp mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn).

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Sổ đỏ bị mất có xin cấp lại được không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Sổ đỏ bị rách, hư hỏng, nhòe, ố có được cấp đổi Sổ mới không?

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng thì người dân có quyền cấp đổi để có Giấy chứng nhận mới.
Như vậy, trường hợp Sổ đỏ của gia đình bạn đã bị nhòe, ố do dùng lâu năm mà không thể tiếp tục sử dụng được nữa thì có quyền xin cấp đổi Sổ đỏ mới.

Thời gian thực hiện thủ tục cáp lại sổ đỏ khi bị mất là bao lâu?

Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Thời gian trên không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Làm giả sổ đỏ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Tội làm giả sổ đỏ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người sử dụng để mua bán nhà đất hay làm giả mà thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội Lừa đảo chiểm đoạt tài sản căn cứ tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, cụ thể như sau:
Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Mức phạt cao nhất cho tội này có thể lên tới 20 năm tù hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5/5 - (4 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm