Sinh con thứ 3 có được hưởng tiền thai sản không?

bởi PhamThanhThuy
Sinh con thứ 3 có được hưởng tiền thai sản không?

Chào Luật sư, hiện nay quy định về việc sinh con thứ 3 như thế nào? Vợ tôi đang là viên chức dạy ở trường tiểu học. Chúng tôi đã có 2 cháu nhưng vì tôi là con một nên gia đình tôi muốn có thêm cháu cho vui nhà vui cửa. Tôi thì không khuyến khích chuyện này vì sợ vợ tôi không đảm bảo sức khỏe và khó thăng tiến trong công việc của cô ấy. Không biết hiện nay nếu như viên chức sinh con thứ 3 thì có ảnh hưởng gì đến công việc và cơ hội thăng tiến hay không? Hiện nay nếu như vợ tôi sinh con thứ 3 có được hưởng tiền thai sản không? Chế độ thai sản dành cho phụ nữ sinh con thứ 3 như thế nào? Mong được Luật sư tư vấn giúp. Tôi cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của LSX. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Sinh con thứ 3 có được nghỉ thai sản không?

Hiện nay khi sinh con thì đa số lao động nữ sẽ được nghỉ thai sản. Vậy sinh con thứ 3 cũng sẽ được nghỉ thai sản. Về nội dung này, mời bạn đọc tham khảo thông tin theo Căn cứ Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng điều kiện sau:

– Phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

– Người lao động sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Như vậy lao động nữ đáp ứng một trong 2 điều kiện nêu trên thì được hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Trường hợp này không phân biệt khi lao động nữ sinh con thứ nhất, thứ hai hay thứ 3,… Do đó, bạn sinh con thứ 3 mà đáp ứng về thời gian tham gia BHXH theo quy định nêu trên thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.

Thời gian nghỉ thai sản khi sinh con thứ 3 là bao lâu?

Hiện nay luật đã có quy định cụ thể về khoảng thời gian nghỉ thai sản khi sinh con thứ 3. Chúng ta có thể tham khảo nội dung thời gian nghỉ thai sản khi sinh con thứ 3 theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Cụ thể thì Khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ khi sinh con như sau:

– Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Tóm lại thì có thể thấy rằng nếu người lao động nữ sinh con thứ 3 thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Họ được nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Sinh con thứ 3 có được hưởng tiền thai sản không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, để bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ khi sinh con thì họ được hưởng tiền thai sản. Tuy nhiên vẫn có một số điều kiện nhất định để được hưởng tiền này. Cụ thể để trả lời câu hỏi sinh con thứ 3 có được hưởng tiền thai sản không mời bạn xem qua Tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Điều kiện hưởng chế độ thai sản

  1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Lao động nữ mang thai;
    b) Lao động nữ sinh con;
    c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
    d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
    đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
    e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
  2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
  3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
  4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
    Theo đó, hiện nay Luật Bảo hiểm xã hội 2014 không giới hạn số lần sinh con hoặc số con để được hưởng chế độ thai sản.

Chỉ cần người lao động sinh con thứ ba đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật là sẽ được hưởng chế độ thai sản.

Sinh con thứ 3 có được hưởng tiền thai sản không?

Mức hưởng thai sản đối với lao động nữ sinh con thứ ba là bao nhiêu?

Mức hưởng thai sản đối với lao động nữ sinh con thứ 3 cũng là vấn đề được quan tâm thường xuyên. Mức hưởng này có liên quan đến mức lương, thời gian đóng BHXH, mức đóng BHXH… Cụ thể có thể tham khảo về mức hưởng thai sản đối với lao động nữ sinh con thứ ba Theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Mức hưởng chế độ thai sản

  1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
    a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
    b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
    c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
  2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
  3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.
    Mức hưởng thai sản đối với lao động nữ sinh con thứ ba không có gì thay đổi, cơ bản như sau:

Bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Sinh con thứ 3 có được hưởng tiền thai sản không?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về lên thổ cư đất trồng cây lâu năm…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời các bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Cần đáp ứng điều kiện gì thì mới được hưởng chế độ thai sản?

Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Lao động nữ mang thai;
– Lao động nữ sinh con;
– Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
– Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
– Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
– Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Điều kiện hưởng chế độ thai sản cho nam có vợ sinh con thế nào?

Theo điểm e khoản 1 Điều 31 Luật Bảo xã hội (BHXH) số 58/2014/QH13, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Lao động nữ mang thai;
Lao động nữ sinh con;
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
Người lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản;
Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con 
Theo đó, lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản.

Nhờ mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không?

 Người mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ không tham gia BHXH bắt buộc hoặc có tham gia nhưng không đủ điều kiện để nhận trợ cấp một lần khi sinh con.
+ Chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
Như vậy, người chồng được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 02 tháng lương cơ sở nếu thuộc một trong các trường hợp trên.

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm