Trong những năm gần đây, vấn nạn liên quan đến trẻ em ngày càng nhiều như bị bạo lực về cả thể chất và tinh thần, bị bỏ rơi, ngược đãi, tai nạn, đi lạc…hay tình trạng trẻ em bị bạo hành, xâm hại và bóc lột đang ngày càng gia tăng về cả số lượng và mức độ khi mà việc trẻ em bị bạo hành, xâm hại và bóc lột không chỉ diễn ra ngoài xã hội mà những vấn đề trên đang xảy ra ngay trong chính ngôi nhà của các em. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ nhận thức của gia đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em không được xem trọng, thậm chí bị coi nhẹ.
Các nghiên cứu về tâm lý trẻ em cho thấy những đứa trẻ không được chăm sóc và dạy dỗ chu đáo sẽ có tâm lý lệch lạc, tự do ngang bướng, bất cần, thích sử dụng bạo lực, dễ dàng phạm tội khi bị lôi kéo, rủ rê. Vậy nên, chúng ta cần làm gì để bảo vệ trẻ em khỏi những vấn nạn trên? Hãy xem ở Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em
Số điện thoại đường dây nóng bảo vệ trẻ em
Năm 2004, số điện thoại đường dây nóng bảo vệ trẻ em là 18001567. Số điện thoại 18001567 là số điện thoại miễn phí tư vấn, trợ giúp trẻ em của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Bộ lao động – Thương binh – Xã hội. Tính đến nay, số điện thoại này vẫn đang hoạt động bình thường.
Từ ngày 6/12/2017, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 được đưa vào hoạt động nhằm mục đích tiếp cận và xử lý các thông tin, thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em. Số 111 được chọn làm số điện thoại Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em vì ba số này rất ngắn, rất dễ nhớ, nó không chỉ dễ tiếp cận với người lớn mà trẻ em cũng có thể tự bảo vệ bản thân bằng cách tự tố giác hoặc coi Tổng đài này như nơi để lắng nghe tâm tư, hỗ trợ các em về mặt tâm lý. Tổng đài này hoạt động liên tục 24/24 và luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em trong trường hợp bị bạo hành, xâm hại, bóc lột, ngược đãi…
Nhiệm vụ quyền hạn của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em
Căn cứ Điều 22 Nghị định 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về nhiệm vụ của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em như sau:
“1. Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em qua điện thoại do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý.
2. Tiếp nhận thông báo, tố giác từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân qua điện thoại.
3. Liên hệ với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc có thẩm quyền; khai thác thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, môi trường mạng về nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em để kiểm tra thông tin, thông báo, tố giác ban đầu.
4. Chuyển, cung cấp thông tin, thông báo, tố giác hoặc giới thiệu trẻ em có nguy cơ hoặc bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em.
5. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em trong phạm vi toàn quốc để đáp ứng việc tiếp nhận, trao đổi, xác minh thông tin, thông báo, tố giác về trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi.
6. Hỗ trợ người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với từng trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi; theo dõi, đánh giá việc xây dựng và thực hiện kế hoạch này.
7. Tư vấn tâm lý, pháp luật, chính sách cho trẻ em, cha, mẹ, thành viên gia đình, người chăm sóc trẻ em.
8. Lưu trữ, phân tích, tổng hợp thông tin để cung cấp, thông tin, thông báo, tố giác khi có yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, đối với vụ việc xâm hại trẻ em và các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất cho cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em và các cơ quan khác có thẩm quyền, trách nhiệm về bảo vệ trẻ em.”
Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em luôn được đảm bảo điều kiện hoạt động 24 giờ tất cả các ngày, được Nhà nước đảm bảo luôn có đủ nguồn lực hoạt động, luôn tiếp nhận viện trợ, hỗ trợ tài chính từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Vậy nên, các em đừng ngần ngại nói ra những khó khăn, những điều khó nói của bản thân và nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em hay bóc lột lao động trẻ em thì xin bạn đừng thờ ơ mà hãy:
– Gọi ngay đến Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111.
– Báo cáo qua ứng dụng Tổng đài 111.
– Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte.
+ Zalo Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em: https://zalo.me/1249273939821550616.
Hướng dẫn cách gọi Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em
Các bạn chỉ cần nhấc máy điện thoại lên và bấm số 111 sau đó gọi đi là có thể kết nối với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em rồi. Vì Tổng đài 111 kết nối toàn quốc và luôn hoạt động nên các bạn đừng chần chừ mà hãy gọi ngay khi cần.
Nếu trong trường hợp các bạn gọi mà máy bận, đổ chuông lâu mà chưa có người nghe thì các bạn có thể chờ và gọi lại. Hoặc nếu bạn cần liên hệ gấp thì bạn có thể gọi đến đầu số bảo vệ trẻ em khác: 18001567.
Tìm hiểu ứng dụng bảo vệ trẻ em Tổng đài 111
Tổng đài 111 là ứng dụng được phát triển bởi Cục trẻ em, Tổ chức ChildFund Việt Nam và Microsoft Việt Nam giúp báo cáo, ngăn chặn ngay các trường hợp xâm hại, ngược đãi, bạo hành, bóc lột…trẻ em. Chỉ một vài thao tác trên điện thoại di động là người dùng đã có thể phản hồi cho cơ quan chức năng về các trường hợp nghi xâm hại, ngược đãi, bạo hành, bóc lột… trẻ em để có biện pháp bảo vệ trẻ em kịp thời.
Người dùng có thể tìm kiếm và cài đặt ứng dụng bảo vệ trẻ em Tổng đài 111 tại kho App Store đối với hệ điều hành IOS, hoặc Cửa hàng Chplay với hệ điều hành Android. Các tính năng cũng như cấu hình hiển thị của ứng dụng có thiết kế tương tự nhau trên cả hai nên tảng.
Các tính năng nổi bật của ứng dụng bảo vệ trẻ em Tổng đài 111:
– Báo cáo nhanh nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em với các bằng chứng: hình ảnh, video giúp hỗ trợ quá trình xử lý, điều tra.
– Truy cập những tài liệu, thông tin có ích cho trẻ em.
– Danh mục số điện thoại các đơn vị hỗ trợ khẩn cấp không chỉ bao gồm Tổng đài 111 mà còn có 113 – Cảnh sát, 115 – Cứu thương…
– Truy cập danh sách địa chỉ các đơn vị cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trẻ em như: Cục trẻ em, ChildFund, Unicef…
Hướng dẫn sử dụng ứng dụng bảo vệ trẻ em Tổng đài 111
Sau khi tải ứng dụng “Tổng đài 111” về điện thoại, trong trường hợp khẩn cấp, hãy ấn nút gọi trực tiếp tới đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ 111 hoặc báo cáo ngay thông qua ứng dụng để được trợ giúp.
Bước 1: Ấn vào nút báo cáo ngay và điền thông tin theo các yêu cầu.
Bước 2: Cung cấp hình ảnh, video làm bằng chứng cụ thể bằng cách: lựa chọn ảnh có sẵn trong thư mục hoặc chụp ảnh trực tiếp.
Bước 3: Khẳng định cam kết về những thông tin đã báo cáo và gửi báo cáo.
Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Số điện thoại đường dây nóng bảo vệ trẻ em“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên. Nhằm để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy cam đoan đăng ký lại khai sinh, dịch vụ thám tử theo dõi,…. của luật sư X, hãy liên hệ hotline: 0833102102 hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 1 Luật trẻ em 2016 quy định: Trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Căn cứ Điều 41 Luật trẻ em 2016 quy định bổn phận của trẻ em bao gồm:
1. Có trách nhiệm với bản thân; không hủy hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân.
2. Sống trung thực, khiêm tốn; giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể.
3. Chăm chỉ học tập, không tự ý bỏ học, không rời bỏ gia đình sống lang thang.
4. Không đánh bạc; không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác.
5. Không sử dụng, trao đổi sản phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; không sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
Theo Khoản 1 Điều 47 quy định có ba cấp độ bảo vệ trẻ em là: Phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp.