Thưa luật sư theo tôi tìm hiểu thì từ những vụ việc diễn ra trên các trang mạng xã hội; về vấn đề dâm ô hay quấy rối tình dục. Thời gian qua, tình trạng các đối tượng; có hành vi sàm sỡ như: cưỡng hôn, cố ý sờ mông người khác giới trong thang máy; nhưng chỉ bị xử phạt 200 ngàn đồng đã gây bức xúc trong dư luận. Tôi muốn hỏi luật sư sờ mông trên xe bị xử phạt như thế nào? Mong luật sư tư vấn!
Có thể nói; tình trạng ” quấy rối tình dục” hay ” gạ tình” đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Đây là hành vi không thể chấp nhận được, xúc phạm đến người khác; tạo ra môi trường bất ổn, gây sợ hãi, khó chịu,… Đặc biệt trong các môi trường công cộng như xe bus,.. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy cùng tham khảo; qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé!
Căn cứ pháp lý
Sờ mông trên xe bị xử phạt thế nào?
Pháp luật hiện nay không quy định cụ thể hành vi sờ mông, sờ đùi là dâm ô; nhưng những hành vi đó là biểu hiện rõ nét của việc dâm ô hay quấy rối tình dục; đặc biệt khi nó thể hiện ý chí chủ quan của người thực hiện một cách cố tình; nhằm thỏa mãn dục vọng, thực hiện nhiều lần với nhiều người.
Sờ mông là biểu hiện của hành vi sàm sỡ. Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể sàm sỡ là gì? Theo từ điển Tiếng Việt thì sàm sỡ tức là suồng sã; đến mức gần như thô bỉ trong quan hệ giao tiếp giữa người với người.
Có thể hiểu đơn giản sàm sỡ là hành vi dùng lời nói; hoặc cử chỉ với mục đích quấy rối tình dục; hoặc làm nhục người khác, xâm phạm đến quyền được bảo hộ sức khỏe; nhân phẩm, danh dự của công dân được pháp luật bảo hộ.
Như vậy sẽ rất khó để xác định hình thức xử phạt. Nếu trong số những người bị Thái sàm sỡ có trẻ em (dưới 16 tuổi); thì có thể xem xét hành vi của Thái về tội dâm ô đối với trẻ em; (Điều 116 BLHS hiện hành). Tuy nhiên, nếu Thái chỉ sờ mông, ngực mà không xâm hại “vùng kín”; của nạn nhân thì không thỏa mãn dấu hiệu cấu thành của tội này.
Còn trong trường hợp tất cả những người bị sàm sỡ; đều đã đủ 16 tuổi trở lên thì rất khó xử lý hình sự; vì BLHS hiện hành không quy định về tội dâm ô đối với người lớn; (hay người từ đủ 16 tuổi trở lên). Mặt khác, hành vi sàm sỡ phụ nữ từ đủ 16 tuổi trở lên; cũng không có dấu hiệu của một tội nào khác. Chính vì vậy chúng tôi xin đưa ra những trường hợp cụ thể như sau:
Xử phạt hình sự
Theo dự thảo Nghị quyết của Tòa án nhân dân tối cao về dâm ô; thì hành vi dâm ô quy định tại; khoản 1 Điều 146 Bộ luật hình sự 2015 được định nghĩa như sau: “Dâm ô là một trong những hành vi sau đây; nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục của người phạm tội; nhưng không nhằm mục đích giao cấu hoặc thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác; với người dưới 16 tuổi:
- Sờ, bóp, hôn và những bộ phận, vùng nhạy cảm (ví dụ bộ phận sinh dục; ngực, vùng mặt, đầu, đùi, mông…) trên cơ thể người dưới 16 tuổi
- Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi sờ, bóp, hôn… vào những bộ phận, vùng nhạy cảm trên cơ thể người phạm tội hoặc người khác,
- Cố ý đụng chạm bộ phận của cơ thể mình hoặc sử dụng các đồ vật tác động vào các bộ phận; vùng nhạy cảm trên cơ thể người dưới 16 tuổi.
Hành vi sờ, bóp, hôn, đụng chạm vào các bộ phận, vùng nhạy cảm; có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp (ví dụ qua lớp quần áo)”.
Trường hợp này kẻ biến thái đã có hành vi cố ý đụng; chạm cơ thể mình tác động vào các bộ phận; vùng nhạy cảm trên cơ thể người dưới 16 tuổi. Vì vậy có căn cứ để khẳng định rằng chúng đã có dấu hiệu phạm tội Dâm ô; với người dưới 16 tuổi. Bộ luật Hình sự năm 2015; được sửa đổi bổ sung năm 2017 của nước ta quy định; xử phạt hành vi dâm ô trên như sau:
“Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi; không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác; thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội 2 lần trở lên;
c) Đối với 2 người trở lên;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc; làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm”. Theo đó, người phạm tội có thể sẽ phải chịu mức án cao nhất; là 12 năm tù với hành vi phạm tội của mình
Hiện nay theo quy định của BLHS không quy định tội liên quan đến hành vi quấy rối tình dục. Nhưng khi các chủ thể có hành vi quấy rối tình dục; thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự; theo quy định của bộ luật hình sự. Các vụ việc liên quan đến xâm hại tình dục cũng phải cần xác định; nạn nhân bị xâm hại ở mức độ nào, thiệt hại ra sao mới có thể xử lý. Nếu không chứng minh được thiệt hại thì không có căn cứ truy cứu hình sự. Đó là nguyên nhân khiến việc xử lý hành vi quấy rối tình dục; chưa tồn tại trong Bộ luật Hình sự.
Xử phạt hành chính
Theo Nghị định 167 ngày 12-11-2013 của Chính phủ (xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình). Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 5 nghị định này quy định phạt cảnh cáo; hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi: Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích; trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Hiện tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP không quy định cụ thể mức phạt với hành vi sàm sỡ; mà chỉ quy định chung về việc “có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích; trêu ghẹo, xúc phạm danh dự; nhân phẩm người khác” gây khó khăn cho việc nhận người dân; và cơ quan xét xử trong quá trình thực hiện.
Qua cần nâng mức phạt tiền hoặc bổ sung hình thức phạt có tính răn đe hơn; như cấm thực hiện một số giao dịch hành chính, cấm đến một số khu vực công cộng… Như vậy, mới có thể ngăn chặn được những hành vi có tính chất nguy hiểm; ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, tâm lý của người khác như trên”.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Sờ mông trên xe bị xử phạt thế nào”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; cấp phép bay flycam tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu nhận xét của chi ủy đối với Đảng viên mới
- Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng mới nhất
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm có mẫu như thế nào?
Câu hỏi thường gặp:
Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
Như vậy, theo quy định trên thì dâm ô đối với trẻ em là hành vi của người đã thành niên dùng mọi thủ đoạn có tính chất dâm dục đối với người dưới 16 tuổi nhằm thỏa mãn dục vọng của mình nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân.
Trong trường hợp này, theo quan điểm chúng tôi việc một người sờ mông, sở đùi trẻ em nếu nhằm thỏa mãn dục vọng của mình, họ không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác thì đã thỏa mãn dấu hiệu hành vi dâm ô và sẽ bị xử lý theo quy định nêu trên.
Theo quy định tại Điều 9 BLHS 2015 về phân loại tội phạm thì Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 BLHS 2015 thuộc loại tội phạm nghiêm trọng. Do đó, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này nếu thực hiện hành vi đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Như vậy, nếu người từ đủ 16 tuổi trở lên thực hiện hành vi “biến thái” như trên đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác có thể bị xem xét xử lý hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 BLHS 2015