Tài khoản định danh điện tử có bắt buộc không theo quy định?

bởi PhamThanhThuy
Tài khoản định danh điện tử có bắt buộc không theo quy định?

Chào Luật sư, hiện nay em thấy có quy định mới về tài khoản định danh điện tử. Em cũng có đọc quy định thì biết được công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên thì được đăng ký tài khoản định danh điện tử. Vậy hiện nay có những đối tượng nào sẽ không được đăng ký tài khoản định danh điện tử. Em cảm thấy thủ tục này hơi rườm rà nên cũng không muốn đăng ký. Tuy nhiên em không biết việc đăng ký tài khoản định danh có thực sự cần thiết không và Tài khoản định danh điện tử có bắt buộc không theo quy định? Mong Luật sư tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Có nên đăng ký tài khoản định danh điện tử không?

Dù không bắt buộc công dân phải đăng ký tài khoản định danh điện tử nhưng công dân nên thực hiện việc này để có thể nhận được những quyền lợi tốt nhất. Cụ thể:

*Miễn phí đăng ký và sử dụng tài khoản định danh điện tử với công dân

Theo khoản 1 Điều 31 Nghị định 59/2022/NĐ-CP thì đối với chủ thể danh tính điện tử là cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam không phải thanh toán chi phí đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử và chi phí sử dụng tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.

*Tra cứu một số thông tin cá nhân của công dân

Theo đó, phân loại mức độ tài khoản định danh điện tử như sau:

– Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 của công dân Việt Nam gồm những thông tin:

+ Thông tin cá nhân: Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính.

+ Thông tin sinh trắc học: Ảnh chân dung.

– Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của công dân Việt Nam gồm những thông tin:

+ Thông tin cá nhân: Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính.

+ Thông tin sinh trắc học: Ảnh chân dung; Vân tay.

*Có thể dùng thay Căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe

Theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định 59/2022/NĐ-CP thì việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử đối với chủ thể danh tính điện tử là công dân Việt Nam có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ Căn cước công dân trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ Căn cước công dân;

Có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.

Ngoài ra, tài khoản định định danh điện tử còn thay

– Thẻ bảo hiểm y tế: Công dân có thể sử dụng khi khám chữa bệnh, thanh toán bảo hiểm, không cần trình thẻ bảo hiểm y tế truyền thống.

– Thông tin đăng ký xe, giấy phép lái xe: Người dân và cơ quan chức năng có thể sử dụng khi thực hiện các thủ tục liên quan đến cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe.

Tài khoản định danh điện tử có bắt buộc không theo quy định?

Căn cứ khoản 6 Điều 2 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về tài khoản định danh điện tử như sau:

Giải thích từ ngữ

  1. “Tài khoản định danh điện tử” là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử.
    Ngoài ra theo quy định tại Điều 11 Nghị định 59/2022 thì

Đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử

  1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; đối với công dân Việt Nam là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
  2. Người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam; đối với người nước ngoài là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
  3. Cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
    Có thể thấy, hiện nay quy định không bắt buộc công dân phải đăng ký tài khoản định danh điện tử nhưng khuyến khích công dân nên đăng ký sử dụng.

Thời hạn giải quyết cấp tài khoản định danh điện tử là bao lâu?

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 59/2022 thì kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Nghị định này, cơ quan Công an có trách nhiệm giải quyết cấp tài khoản định danh điện tử trong thời hạn như sau:

– Đối với trường hợp công dân Việt Nam đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp: Không quá 01 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 1, không quá 03 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2.

Đối với trường hợp công dân Việt Nam chưa có thẻ Căn cước công dân gắn chíp: Không quá 07 ngày làm việc.

– Đối với người nước ngoài: Không quá 01 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 1; không quá 03 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đã có thông tin về ảnh chân dung, vân tay trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh;

Không quá 07 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 nhưng chưa có thông tin về ảnh chân dung, vân tay trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh.

Tài khoản định danh điện tử có bắt buộc không theo quy định?
Tài khoản định danh điện tử có bắt buộc không theo quy định?

Tài khoản định danh điện tử có thể thay thế những giấy tờ nào?

Tài khoản định danh điện tử có hai mức trong ứng dụng VNeID: Mức 1 gồm thông tin cá nhân và ảnh chân dung; Mức 2 có thêm thông tin về vân tay.

– Mức độ 1: Sử dụng một số tính năng như phòng chống dịch (khai báo y tế, thông tin tiêm chủng), giải quyết dịch vụ công trực tuyến (thông báo lưu trú, đăng ký thường trú, tạm trú, khai báo tạm vắng).

– Mức độ 2: Sử dụng tất cả tiện ích được cung cấp như tích hợp các loại giấy tờ (giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế), thanh toán nhiều loại hóa đơn điện tử (điện, nước, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chuyển tiền).

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Tài khoản định danh điện tử có bắt buộc không theo quy định?” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về thủ tục giải thể công ty mới thành lập Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn tham khảo

Câu hỏi thường gặp

Tài khoản định danh có thay thế Căn cước công dân gắn chip được không?

Tài khoản định danh điện tử có thể dùng thay Căn cước công dân gắn chip khi thực hiện nhiều thủ tục hành chính.

Người dân chưa đăng ký tài khoản định danh điện tử có bị phạt không?

Theo Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an), việc đăng ký tài khoản định danh điện tử hiện nay chưa bắt buộc nhưng khuyến khích người dân nên làm vì các tiện ích của nó. Vì vậy, người dân chưa làm tài khoản định điện tử thì sẽ không bị phạt.
Theo Quyết định 34/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, công dân từ đủ 14 tuổi trở lên đăng ký tài khoản định danh điện tử thông qua ứng dụng định danh điện tử. Đối với cá nhân chưa đủ 14 tuổi thì đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Đăng ký tài khoản định danh điện tử trực tiếp tại cơ quan Công an có được không?

Người dân đến cơ quan Công an quận/huyện/tỉnh/thành phố làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại căn cước công dân (CCCD) gắn chip thì có thể thực hiện đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử và cung cấp các thông tin theo 3 bước.
Bước 1: Người dân thông báo với cán bộ về việc làm hồ sơ cấp tài khoản định danh điện tử. Thông tin đăng ký bao gồm: Số điện thoại, địa chỉ hòm thư điện tử (email).
Trường hợp người dân có nhu cầu đăng ký tích hợp các thông tin hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia các loại giấy tờ như giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… thì mang thêm các loại giấy tờ gốc để đối chiếu.
Bước 2: Người dân thực hiện làm hồ sơ cấp, đổi, cấp lại CCCD gắn chip điện tử bao gồm thông tin nhân thân/thân nhân cùng thông tin sinh trắc.
Bước 3: Cán bộ tiếp tục xử lý hồ sơ cấp, đổi, cấp lại CCCD gắn chip theo đúng quy trình cấp CCCD.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm