Có nhiều người thất ghiệp hiện nay không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp, do đó mà họ cần làm đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi đến cơ quan có thẩm quyền. Đơn đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp cần được lập theo mẫu. Nếu bạn đang tìm kiếm mẫu đơn đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp chuẩn quy định, hảy tải xuống mẫu đơn đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp dưới đây bài viết này của LSX nhé.
Hưởng trợ cấp thất nghiệp phải đáp ứng những điều kiện gì?
Khi thất nghiệp để được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật quy định. Nếu không đáp ứng được các điều kiện này thì người lao động sẽ không không được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thất nghiệp. Để biết hưởng trợ cấp thất nghiệp phải đáp ứng những điều kiện gì? Hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.
Theo Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013;
Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013;
– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm 2013;
– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
+ Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Chết.
Như vậy, để được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải đáp ứng được các điều kiện nêu trên.
Quy định về người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp
Hiện nay, có nhiều người lao động khi thất nghiệp những lại không muốn nhận trợ cấp thất nghiệp. Pháp luật cho phép người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp có thể không hưởng chế độ này. Vậy, quy định về người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào? Hãy theo dõi nội dung sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Quy định về trường hợp người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Điều 7 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 7. Người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp
Trong thời hạn 15 ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải trực tiếp nộp đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư này cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm gửi lại hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động vào ngày trả kết quả theo phiếu hẹn trả kết quả.“
Như vậy trong thời hạn 15 ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì:
- Người lao động phải trực tiếp nộp đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm gửi lại hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động vào ngày trả kết quả theo phiếu hẹn trả kết quả.
Như vậy, nếu người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp cần thực hiện như quy định nêu trên.
Mẫu đơn đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp – Tải xuống ngay
Các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
Khi đã được hưởng trợ cấp thất nhiệp, người lao động có thể chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp quy định. Để đảm bảo quyền lợi của mình thì người lao động cần nắm được các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Để nắm được các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.
Các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm 2013 bao gồm;
– Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Tìm được việc làm;
– Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
– Hưởng lương hưu hằng tháng;
– Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng;
– Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 Luật Việc làm 2013 trong 03 tháng liên tục;
– Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
– Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;
– Chết;
– Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Bị tòa án tuyên bố mất tích;
– Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Tải mẫu đơn đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp chuẩn 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mục đích sử dụng đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 49 Luật Việc làm 2013, quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
…
Như vậy, chỉ khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì mới thuộc trường hợp không được nhận trợ cấp thất nghiệp.
Quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 21. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
…
4. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp vào những ngày của tháng đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp của cả tháng đó.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định cụ thể:
“Điều 8. Mức hưởng và tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp
…
2. Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau:
Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo tháng dương lịch. Mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày người lao động bắt đầu hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 50 Luật Việc làm đến ngày đó của tháng sau trừ 01 ngày.
Ví dụ 4: Ông Cao Văn D được hưởng trợ cấp thất nghiệp 03 tháng, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông D tính từ ngày 11/3/2015 đến ngày 10/6/2015. Như vậy, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông D được xác định như sau:
Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ nhất từ ngày 11/3/2015 đến hết ngày 10/4/2015;
Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ hai từ ngày 11/4/2015 đến hết ngày 10/5/2015;
Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba từ ngày 11/5/2015 đến hết ngày 10/6/2015.“
Do đó, cần liên hệ với trung tâm giới thiệu việc làm để thông báo chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp và hoàn trả lại số tiền trợ cấp thất nghiệp đã nhận và số tháng tham gia BHTN vẫn được bảo lưu.