Nhường đường tại nơi đường giao nhau là một trong những điều cần nắm vững khi tham gia giao thông. Tuy nhiên không phải ai tham gia giao thông cũng biết về các quy tắc nhường đường; tại nơi đường giao nhau. Vậy việc nhường đường ” Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên” được quy định như thế nào?.
Câu hỏi: Chào luật sư, tôi vẫn chưa hiểu lắm về các quy tắc nhường đường tại nơi đường giao nhau . Luật sư có thể cung cấp một vài thông tin; để tôi hiểu rõ hơn về vấn đề này được không ạ?.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Đường ưu tiên là gì?
Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ; được các phương tiện đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau; được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên; căn cứ theo khoản 15 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008.
Làn đường ưu tiên là làn đường mà các phương tiện tham gia giao thông; được quy định là ưu tiên di chuyển trên đó; sẽ được các phương tiện cùng tham gia giao thông khác nhường đường. Nơi đường giao nhau; là nơi có 2 hay nhiều đường giao với nhau hoặc giao nhau với đường sắt; trong cùng một mặt phẳng. Đây không phải là nơi mà các đường bộ giao với các ngõ, ngách hay lối ra/vào những khu đất lân cận; trừ trường hợp được cấp thẩm quyền quy định đó là nơi đường giao nhau.
– Đường ưu tiên phải được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên
Thứ tự đường ưu tiên
Điều 5 QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm thông tư 54/2019/TT-BGTVT quy định về thứ tự đường ưu tiên như sau:
– Đường cao tốc;
– Đường quốc lộ;
– Đường đô thị;
– Đường tỉnh;
– Đường huyện;
– Đường xã;
– Đường chuyên dùng.
Thứ tự đường ưu tiên được xác định theo thứ tự từ cao xuống thấp.
VD: Nếu đường quốc lộ giao với đường cao tốc; thì các phương tiện từ đường cao tốc sẽ được di chuyển trước. Đường quốc lộ giao với đường huyện thì các phương tiện từ đường quốc lộ sẽ được đi trước.
Nếu hai đường cùng thứ tự, giao nhau cùng mức; việc xác định đường nào là đường ưu tiên được xem xét lần lượt theo quy định sau:
– Được cấp thẩm quyền quy định là đường ưu tiên;
– Đường có cấp kỹ thuật cao hơn là đường ưu tiên;
– Khi lưu lượng xe khác nhau, đường có lưu lượng xe trung bình ngày đêm lớn hơn; thì được coi là đường ưu tiên;
– Khi lưu lượng xe trung bình ngày đêm bằng nhau; đường có nhiều xe ô tô vận tải công cộng lớn hơn thì được ưu tiên;
– Đường nào có mặt đường cấp cao hơn thì được ưu tiên.
Tuy nhiên, cả hai đường giao nhau cùng mức không được coi là đường ưu tiên.
Quy tắc nhường đường tại nơi đường giao nhau
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì quy tắc nhường đường tại nơi đường giao nhau; được quy định cụ thể tại Điều 24 Luật giao thông đường bộ năm 2008
như sau:
“Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ; và nhường đường theo quy định sau đây:
1. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến; phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;
2. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;
3. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên; hoặc giữa đường nhánh và đường chính; thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên; hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới“.
Như vậy, theo quy định trên thì khi đến gần đường giao nhau; người điều khiển phương tiện phải cho xe chạy giảm tốc độ; và nhường đường theo quy tắc nhường đường tại nơi đường giao nhau sau:
– Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến; phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.
– Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái.
– Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên; hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên; hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên; hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên
Căn cứ Khoản 3, Điều 24, Luật giao thông đường bộ năm 2008; quy định về việc nhường đường tại nơi đường giao nhau, cụ thể được hiểu là:
Khi tham gia giao thông tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên; hoặc giữa đường nhánh và đường chính; xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên; hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
Mức phạt khi nhường đường không đúng quy định
Đối với xe máy:
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện); các loại tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe tương tự xe gắn máy; không nhường đường tại nơi đường giao nhau; sẽ bị phạt tiền từ 200.000 – 300.000 đồng (Căn cứ tại Điểm e, Khoản 2, Điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ -CP).
+ Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng; không nhường đường cho xe khác tại nơi đường giao nhau; thì sẽ bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (Căn cứ tại Điểm đ, Khoản 3, Điều 7, Nghị định 100/2019)
+ Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ; không nhường đường cho các xe khác tại nơi đường giao nhau; sẽ bị phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng (Căn cứ tại Điểm n, Khoản 1, Điều 8, Nghị định 100/2019).
Ngoài bị phạt tiền, nếu người vi phạm gây tai nạn giao thông; sẽ bị tước Giấy phép lái xe máy từ 02 – 04 tháng.
Đối với ô tô:
Theo điểm n khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng; đối với người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm sau:
n) Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên; đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;
Ngoài ra; còn có thể tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe ô tô từ 02 – 04 tháng đối với hành vi này. Đây là những quy định mới nhất; về quy tắc nhường đường tại nơi đường giao nhau, người tham gia giao thông cần biết; để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác khi lưu thông trên đường.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên ” . Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; Giải thể công ty; tạm ngừng công ty; Tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp; Thủ tục đăng ký bảo hộ logo; Đăng kí hộ kinh doanh; Trích lục hộ khẩu; Công văn xác nhận không nợ thuế để đấu thầu; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; Tra cứu quy hoạch xây dựng; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu.
Hoặc muốn sử dụng dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Quyết định cưỡng chế thu hồi đất
- Ký hiệu đất ở đô thị được quy định như thế nào?
- Thực trạng quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam
- Đất thổ cư có phải là đất ở không?
Câu hỏi thường gặp
Khi tham gia giao thông tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên, hoặc giữa đường nhánh và đường chính, xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
Đối với người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông, tại đoạn đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường nhánh không nhường đường cho các xe đi bên đường ưu tiên và bất cứ đoạn nào từ đường chính thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật ( Căn cứ theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt), cụ thể là:
+ Đối với người điều khiển xe người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không nhường đường tại nơi đường giao nhau sẽ bị phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng (Căn cứ tại Điểm n, Khoản 3, Điều 5, Nghị định 100/2019)
+ Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe tương tự xe gắn máy không nhường đường tại nơi đường giao nhau sẽ bị phạt tiền từ 200.000 – 300.000 đồng (Căn cứ tại Điểm e, Khoản 2, Điều 6, Nghị định 100/2019)
+ Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng không nhường đường cho xe khác tại nơi đường giao nhau thì sẽ bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (Căn cứ tại Điểm đ, Khoản 3, Điều 7, Nghị định 100/2019)
+ Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ không nhường đường cho các xe khác tại nơi đường giao nhau sẽ bị phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng (Căn cứ tại Điểm n, Khoản 1, Điều 8, Nghị định 100/2019)