Tài sản bảo đảm bao gồm những gì theo quy định pháp luật?

bởi Ngọc Gấm
Tài sản bảo đảm bao gồm những gì theo quy định pháp luật?

Khi bạn tiến hành vay vốn tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam, để có thể vay vốn thành công cuộc bạn phải dùng tài sản của bản thân mình đứng ra bảo đảm cho khoảng giao dịch vay vốn. Đối với nhiều người thường xuyên vay vốn các tổ chức tín dụng sẽ rất rành về tài sản bảo đẩm là gì. Tuy nhiên nhiều người dân Việt Nam hiện nay không biết nhiều về tín dụng sẽ đặt ra câu hỏi rằng tài sản bảo đảm là gì và tài sản bảo đảm bao gồm những gì theo quy định pháp luật?

Để giải đáp cho câu hỏi đó, LSX mời bạn tham khảo bài viết sau.

Tài sản bảo đảm được hiểu là gì?

Tài sản bảo đảm chính là những tài sản có giá trị mà người đi vay sẽ giao cho các tổ chức tín dụng thẩm định giá để xin vay một số tiền nhất định. Tài sản bảo đảm này thường sẽ là nhà ở, đất đai, vàng, xe ô tô. Căn cứ vào giá trị của món tài sản được người đi vay cung cấp, các tổ chức tín dụng sẽ tiến hành xem xét cho người có nhu cầu vay vốn ở mức 70% giá trị của tài sản mà họ giao làm vật bảo đảm.

Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản như sau:

“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về bên bảo đảm như sau:

“1. Bên bảo đảm bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên mua trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, bên bảo lãnh, tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở trong trường hợp tín chấp, bên có nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ đối với biện pháp cầm giữ.”

Tài sản bảo đảm bao gồm những gì theo quy định pháp luật?

Tài sản bảo đảm bao gồm những gì theo quy định pháp luật? Tài sản bảo đảm dùng để vay vốn ngân hàng ngày nay khá đa dạng từ những tài sản hiện hữu như nhà ở, đất đai cho đến những vật được hình thành trong tương lai như nhà chung cư đang xây thuộc dự án đầu tư của công ty A hoặc B. Ngoài ra trong một số trường hợp đặc biệt pháp luật còn cho phép tài sản đó có thể là tài sản thuộc sở hữu cả toàn dân.

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như sau:

“Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;

2. Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;

3. Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;

4. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.”

Tài sản bảo đảm bao gồm những gì theo quy định pháp luật?
Tài sản bảo đảm bao gồm những gì theo quy định pháp luật?

Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm

Để có thể xử ký tài sản bảo đảm, điều đầu tiên phải phát sinh việc người đi vay không thể trả hết được số tiền vay sau một khoảng thời gian quá hạn nhất định và có nhu cầu muốn dùng tài sản bảo đảm để trả hết phần tiền còn lại và điều thứ hai là phía tổ chức tín dụng đồng ý với phương án mà bên người đi vay đưa ra thì hai bên mới được tiến hành xử lý tài sản đảm bảo theo đúng quy định đã được hai bên ký kết trong hợp đồng.

Theo quy định tại Điều 49 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về quy định chung về xử lý tài sản bảo đảm như sau:

“1. Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền khai thác khoáng sản, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên khác thì việc xử lý tài sản bảo đảm phải phù hợp theo quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật về tài nguyên thiên nhiên khác và pháp luật có liên quan.

2. Bên nhận bảo đảm thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm thì không cần có văn bản ủy quyền hoặc văn bản đồng ý của bên bảo đảm.

3. Trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định tài sản đang dùng để bảo đảm phải xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì tài sản này được xử lý theo quy định đó.

4. Việc bên nhận bảo đảm xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của bên nhận bảo đảm.”

Xử lý tài sản bảo đảm qua các phương thức nào?

Xử lý tài sản bảo đảm qua các phương thức nào? Theo quy định mới nhất hiện nay, pháp luật cho phép các bên được tự do lựa chọn phương thức xử lý miễn phương thức xử lý tài sản đó không vi phạm pháp luật. Chính vì thế mà hai bên có thể lựa chọn thanh lý tài sản cho một người khác để lấy tiền thanh toán hoặc bên cho vay đi bán tài sản để lấy tiền trả nợ cho bên tổ chức tín dụng.

Theo quy định tại Điều 51 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về phương thức xử lý tài sản bảo đảm như sau:

“2. Phương thức thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì bên nhận bảo đảm gửi trực tiếp văn bản thông báo cho bên bảo đảm hoặc thông qua ủy quyền, dịch vụ bưu chính, phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu hoặc phương thức khác đến địa chỉ được bên bảo đảm cung cấp.
Trường hợp bên bảo đảm thay đổi địa chỉ mà không thông báo cho bên nhận bảo đảm biết thì địa chỉ của bên bảo đảm được xác định theo địa chỉ đã được bên bảo đảm cung cấp trước đó, theo hợp đồng bảo đảm hoặc theo thông tin được lưu trữ tại cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm.”

Trình tự xử lý tài sản bảo đảm diễn ra như thế nào?

Trình tự xử lý tài sản bảo đảm diễn ra như thế nào? Trình tự xử lý tài sản bảo đảm diễn ra gồm ba bước cơ bản. Bước một bên tổ chức tín dụng hoặc bên đi vay thông báo về việc xử ký tài sản để đảm bảo thanh toán cho khoản vay tín dụng. Bước hai bên cho vay bàn giao tài sản hoàn toàn cho bên tổ chức tín dụng và bước cuối cùng là tổ chức tín dụng tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo như sự thảo thuận của hai bên.

Theo quy định tại Điều 51 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục xử lý tài sản bảo đảm như sau:

Bước 1: Thông báo về việc xử lý tài sản đảm bảo:

“1. Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Lý do xử lý tài sản bảo đảm;
b) Tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý;
c) Thời gian, địa điểm xử lý tài sản bảo đảm.”

Bước 2: Bàn giao tài sản (nếu chưa bàn giao).

Bước 3: Xử lý tài sản đảm bảo.

“4. Thời hạn thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm phải thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc thỏa thuận khác. Trường hợp không có thỏa thuận thì phải thực hiện trong thời hạn hợp lý, nhưng trước ít nhất 10 ngày đối với động sản hoặc trước ít nhất 15 ngày đối với bất động sản tính đến thời điểm xử lý tài sản bảo đảm, trừ trường hợp tài sản bảo đảm bị xử lý ngay theo quy định tại khoản 1 Điều 300 của Bộ luật Dân sự.

Trường hợp tài sản bảo đảm là chứng khoán niêm yết, hàng hóa trên sàn giao dịch hàng hóa hoặc động sản khác có thể xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này.”

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Tài sản bảo đảm bao gồm những gì theo quy định pháp luật?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Giao tài sản đảm bảo khi cầm cố?

Các bên có thể thỏa thuận về việc giao, xử lý một phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm.
Trường hợp một nghĩa vụ được bảo đảm bằng nhiều tài sản mà các bên không có thỏa thuận về việc lựa chọn tài sản bảo đảm để xử lý và pháp luật liên quan không có quy định khác thì bên nhận bảo đảm có quyền lựa chọn tài sản bảo đảm để xử lý hoặc xử lý tất cả các tài sản bảo đảm.

Xử lý tài sản đảm bảo là tài sản hình thành trong tương lai như thế nào?

– Trường hợp tài sản bảo đảm chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp thuộc đối tượng phải đăng ký theo quy định của pháp luật thì bên nhận bảo đảm có thể chuyển nhượng hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng khác về xác lập quyền đối với tài sản hình thành trong tương lai, nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm hoặc bán tài sản hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật;
– Trường hợp tài sản bảo đảm đã hình thành và bên bảo đảm đã xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thì bên nhận bảo đảm có thể nhận chính tài sản này để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm hoặc xử lý theo quy định chung về xử lý tài sản bảo đảm đối với tài sản hiện có.

Nhận lại tài sản đảm bảo như thế nào?

– Hoàn thành nghĩa vụ quy định tại Điều 302 của Bộ luật Dân sự;
– Tài sản bảo đảm đã được thay thế, được trao đổi bằng tài sản khác;
– Nghĩa vụ được bảo đảm đã được thanh toán bằng phương thức bù trừ nghĩa vụ;
– Trường hợp khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định tài sản bảo đảm không bị xử lý.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm