Tải xuống mẫu đơn xin nghỉ gia đình có việc mới năm 2023

bởi Trà Ly
Tải xuống mẫu đơn xin nghỉ gia đình có việc mới năm 2023

Trên thực tế, có những trường hợp mà gia đình có việc gấp khiến cho người lao động phải nghỉ phép. Khi nghỉ phép, người lao động cần nộp đơn xin nghỉ gia đình có việc cho ban lãnh đạo để có thể sắp xếp hoàn thành công việc. Do đó, đơn xin nghỉ gia đình có việc mới cần trình bày rõ ràng đầy đủ lí do xin nghỉ để dễ dang được duyệt. Nếu bạn dang tìm kiếm mẫu đơn xin nghỉ gia đình có việc đầy đủ, chi tiết. Hãy tải xuống mẫu đơn xin nghỉ gia đình có việc mới tại bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.

Căn cứ pháp lý

Người lao động được phép nghỉ việc riêng trong trường hợp nào?

Theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về những trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng như sau:

Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.”

Như vậy, người lao động nghỉ việc thuộc các trường hợp nếu trên vẫn sẽ được hưởng lương.

Trường hợp nghỉ việc riêng nhưng không thuộc diện có lương thì người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với nhau để người sử dụng lao động chấp nhận cho người lao động được nghỉ việc không lương hoặc có lương.

Người lao động được nghỉ phép năm bao nhiêu ngày?

Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

– 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

– 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

– 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Đối với người lao động khi làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Tải xuống mẫu đơn xin nghỉ gia đình có việc mới năm 2023

Khi nào cần viết đơn xin nghỉ gia đình có việc?

Thông thường đơn xin nghỉ gia đình có việc được dùng trong các trường hợp sau:

– Học sinh nghỉ học khi bị ốm đau, gia đình có việc riêng

– Người lao động nghỉ phép năm:

Người lao động làm việc sẽ có 12 ngày phép/năm, tương đương với 1 ngày phép/tháng; làm ở môi trường độc hại được nghỉ 14 ngày/năm; làm ở môi trường đặc biệt nặng nhọc, độc hại được nghỉ 16 ngày/năm.

Để sử dụng những ngày phép này, người lao động cần sử dụng theo mẫu đơn xin nghỉ phép của công ty công ty.

Khi nghỉ các ngày phép năm, người lao động sẽ được nghỉ và hưởng nguyên lương đối với ngày phép đó. Ngoài ra, đối với một số công ty, nếu người lao động không sử dụng hết ngày phép năm, các ngày này sẽ được quy đổi thành lương và cộng vào theo từng tháng hoặc cuối năm để thanh toán.

– Người lao động nghỉ việc riêng được hưởng nguyên lương

Trong các dịp như là bản thân kết hôn, con đẻ/con nuôi kết hôn

– Người lao động nghỉ việc riêng sẽ không hưởng lương

Vì có việc riêng hay ốm đau,… mà người lao động đã sử dụng hết ngày phép đã có vẫn có thể xin nghỉ phép. Tuy nhiên, nếu nghỉ khi đã hết ngày phép sẽ không được hưởng lương.

Các thành phần của đơn xin nghỉ gia đình có việc

– Đối với phần mở đầu phải có Quốc ngữ, tiêu ngữ: Là dòng chữ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc.

Tiêu đề: Đơn Xin Nghỉ Phép

Ngày/tháng/năm làm đơn xin nghỉ phép, nội dung này có thể để ở phần mở đầu hoặc kết luận.

Kính gửi: Tại đây có thể điền các thông tin như Ban Giám Đốc, Ban Lãnh Đạo, các phòng ban liên quan như phòng hành chính nhân sự, phòng ban đang làm việc

Thông tin cá nhân: Bao gồm họ tên, mã số nhân viên nếu có, chức danh hoặc chứng vụ hiện tại đang đảm nhiệm, thuộc phòng ban nào.

– Phần nội dung

+ Là phần chính của đơn xin nghỉ phép, cần trình bày những thông tin sau về việc xin nghỉ phép, lý do xin nghỉ phép là gì, thời gian nghỉ phép là bao lâu?

+ Kế hoạch bàn giao công việc trong thời gian nghỉ phép thế nào? Những công việc gì, bàn giao cho ai?

+ Số điện thoại để liên hệ của người viết đơn

+ Cam kết về công việc trong thời gian nghỉ phép

– Phần Kết luận

Hãy ghi lời cảm ơn và mong muốn của người viết đơn.

Thông thường, các công ty có mẫu đơn xin nghỉ phép riêng, nên người lao động sẽ tham khảo về cách viết đơn xin nghỉ phép theo mẫu quy định của công ty.

Trường hợp công ty không có mẫu đơn thì người lao động phải tự soạn đơn xin nghỉ phép.

Tải xuống mẫu đơn xin nghỉ gia đình có việc mới

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tải xuống mẫu đơn xin nghỉ gia đình có việc mới năm 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như mẫu đơn ly hôn thuận tình viết sẵn. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Người lao động nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng lương trong trường hợp nào?

Theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
Các trường hợp được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương gồm:
– Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
– Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

Nếu công ty không cho người lao động nghỉ việc riêng sẽ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Điều 18. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.”

Và theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, đối với hành vi không cho người lao động nghỉ việc riêng thì tùy vào mức độ vi phạm, đối với tổ chức có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài ra, nếu công ty có hành vi vi phạm không cho người lao động nghỉ việc riêng, người lao động có thể gửi đơn khiếu nại đến trực tiếp ban lãnh đạo công ty để yêu cầu giải quyết, trường hợp công ty không giải quyết thì người lao động có thể gửi đơn khiếu nại đến thanh tra lao động thuộc Sở Lao động –Thương binh và Xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm